Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì? Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm - Chia sẻ bí quyết làm đẹp cho phụ nữ

Hot

Post Top Ad

Thứ Năm, 9 tháng 7, 2020

Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì? Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm

Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì? Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm

Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì?

Sẹo rỗ (sẹo lõm) là di chứng của các tổn thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do các yếu tố: mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,… Tại vị trí vết thương, các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi. Những mô đứt gãy và thoái hóa không được phục hồi hoặc thay thế, dẫn đến vùng da tại vết thương hình thành vết lõm như chúng ta thấy được gọi là sẹo rỗ.

Phân loại sẹo rỗ/ sẹo lõm

Sau khi hiểu rõ sẹo rỗ là gì, bạn cần biết các loại sẹo rỗ mà mình đang gặp phải thuộc dạng nào để có thể tìm được phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Phân loại theo hình dạng sẹo rỗ/ sẹo lõm

Dựa vào hình dáng, chúng ta có thể phân chia sẹo rỗ/sẹo lõm thành 3 dạng là: sẹo Ice Pick, sẹo Boxcar và sẹo Rolling. Cụ thể:
1. Sẹo hình chân đá nhọn - Ice Pick Scar
  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5 mm, dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.
  • Nguyên nhân hình thành: Do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.
2. Sẹo hình chân vuông - Boxcar Scar
  • Cấu trúc nhận dạng: Boxcar Scar là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông. Có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm - 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
  • Nguyên nhân hình thành: Hình thành sau quá trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, do thủy đậu hoặc tác nhân bên ngoài gây ra.
3. Sẹo hình lượn sóng - Rolling Scar
  • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng.
  • Nguyên nhân hình thành: Các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài)  không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. Sẹo được tạo ra từ những tổn thương bên dưới bề mặt da. Tình trạng sẹo có thể nặng hơn do tuổi tác.

Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì? Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm

Sẹo rỗ/ sẹo lõm là gì?

  • Sẹo rỗ (sẹo lõm) là di chứng của các tổn thương nghiêm trọng trên da, xuất hiện do các yếu tố: mụn trứng cá, bệnh thủy đậu, dị ứng mỹ phẩm, tai nạn,… Tại vị trí vết thương, các tế bào sợi của da bị đứt gãy hoặc thoái hóa, làm cấu trúc da thay đổi. Những mô đứt gãy và thoái hóa không được phục hồi hoặc thay thế, dẫn đến vùng da tại vết thương hình thành vết lõm như chúng ta thấy được gọi là sẹo rỗ.

Phân loại sẹo rỗ/ sẹo lõm

  • Sau khi hiểu rõ sẹo rỗ là gì, bạn cần biết các loại sẹo rỗ mà mình đang gặp phải thuộc dạng nào để có thể tìm được phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Phân loại theo hình dạng sẹo rỗ/ sẹo lõm

  • Dựa vào hình dáng, chúng ta có thể phân chia sẹo rỗ/sẹo lõm thành 3 dạng là: sẹo Ice Pick, sẹo Boxcar và sẹo Rolling. Cụ thể:
    1. Sẹo hình chân đá nhọn - Ice Pick Scar
    • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo có dạng lỗ sâu, hẹp, giống như có vật nhọn đâm mạnh vào da. Sẹo thường có đường kính không quá 2mm và sâu hơn 0.5 mm, dễ bị hiểu nhầm thành tình trạng lỗ chân lông to.
    • Nguyên nhân hình thành: Do những tổn thương sâu của hệ thống collagen ở vùng trung bì, do mụn bọc hoặc mụn nang lây nhiễm, làm phá hủy lỗ chân lông.
    2. Sẹo hình chân vuông - Boxcar Scar
    • Cấu trúc nhận dạng: Boxcar Scar là dạng sẹo hố lõm, có chân vuông, đáy hố tương đối bằng và nông. Có góc cạnh thẳng đứng, đường kính từ 2mm - 4mm và sâu khoảng 1.5mm.
    • Nguyên nhân hình thành: Hình thành sau quá trình thiếu hụt collagen liên kết da khi tổn thương, do thủy đậu hoặc tác nhân bên ngoài gây ra.
    3. Sẹo hình lượn sóng - Rolling Scar
    • Cấu trúc nhận dạng: Sẹo lõm xuống theo dạng hố tròn và tương đối sâu. Sẹo có hình dạng giống như những vết lượn sóng.
    • Nguyên nhân hình thành: Các tế bào tại vị trí mụn viêm bị hoại tử (do thời gian điều trị mụn kéo dài)  không có tế bào thay thế, dẫn đến da lõm xuống và tạo thành mô sẹo. Sẹo được tạo ra từ những tổn thương bên dưới bề mặt da. Tình trạng sẹo có thể nặng hơn do tuổi tác.
    Phân loại sẹo rỗ theo hình dạng sẹo

Phân loại theo mức độ sẹo rỗ/ sẹo lõm

  • Dựa vào mức độ tổn thương trên bề mặt da, người ta chia sẹo rỗ thành 3 mức độ như sau:
    1. Sẹo rỗ nhẹ
    Trên bề mặt da bị lõm nhẹ, không thể nhìn rõ khi ở xa, trang điểm hoặc dùng kem có thể che lấp các vết sẹo này. 
    2. Sẹo rỗ trung bình
    Các vết lõm trên bề mặt da xuất hiện rõ ràng dễ dàng nhìn thấy, mức độ dày đặc nhiều hai bên má.
    3. Sẹo rỗ nặng
    Các vết sẹo lõm sâu xuống bề mặt da, làm thay đổi cấu trúc bề mặt da sần sùi thô ráp, sẹo xuất hiện toàn da mặt như:  hai bên má, vùng trán, thái dương. Cùng lúc bị từ 2 loại sẹo trở lên.

Nguyên nhân hình thành sẹo rỗ/ sẹo lõm

  • Sẹo rỗ được hình thành do lớp hạ bì bị tổn thương sâu, phá vỡ cấu trúc da, làm cho chuỗi collagen bị đứt gãy tạo thành những lỗ sâu trên bề mặt da. Cụ thể, có 3 tác nhân chính gây ra tình trạng sẹo là:
    1. Sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá
    Sau quá trình bị mụn bọc, mụn trứng cá thường gây ra các vết sẹo rỗ lõm sâu dưới bề mặt da với nhiều mức độ khác nhau, gây ra tình trạng mặt bị sẹo rỗ. 
    2. Sẹo rỗ do mụn đầu đen
    Sẹo rỗ do mụn đầu đen có diện tích nhỏ hơn sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá nhưng nó thường ăn sâu vào da.
    3. Sẹo rỗ do thủy đậu hay bỏng rạ
    Sẹo rỗ do thủy đậu hay bỏng rạ là một trong những dạng sẹo có bề mặt rộng hơn từ 3 - 8 mm xuất hiện rải rác. Các vết sẹo này thường rất lớn, không dễ chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường.
    Sẹo rỗ hay sẹo lõm khi đã hình thành trên da mặt thì rất khó để làm lành lại nếu không điều trị đúng cách. Mật độ sẹo có thể dày thêm nếu bạn chăm sóc da không tốt và để da tiếp tục bị tổn thương từ những nguyên nhân kể trên.
    Điều trị sẹo rỗ là vấn đề khó khăn, cần phải kiên trì thực hiện trong thời gian lâu dài cùng với phương pháp phù hợp thì mới có thể đem lại kết quả cao nhất.

Post Top Ad