Sẹo rỗ (lõm) là gì? Nguyên nhân và cách điều trị sẹo rỗ hiệu quả
Sẹo rỗ (lõm) thường xảy ra sau khi bị mụn trứng cá và thủy đậu. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tình trạng này tác động không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống. Phương pháp điều trị sẹo rỗ được chỉ định tùy thuộc vào mức độ tổn thương da, thời gian vết sẹo hình thành, mức độ đáp ứng và khả năng tài chính.
Sẹo rỗ (lõm) là gì?
Sẹo rỗ (lõm) là một trong những loại sẹo thường gặp bên cạnh sẹo lồi, sẹo thâm và sẹo đỏ. Thuật ngữ sẹo rỗ đề cập đến tổn thương da có dạng lõm với kích thước và hình dạng không đồng đều. Nguyên nhân trực tiếp gây ra sẹo lõm là do các sợi elastin và collagen trong cấu trúc da bị đứt gãy, tổn thương và mất khả năng hồi phục khiến da hình thành các vết lõm trên bề mặt.
Thực chất, sẹo là hệ quả của quá trình phục hồi tự nhiên của cơ thể sau khi lớp trung bì và hạ bì bị tổn thương. Khi nghiên cứu mô bệnh học, các chuyên gia nhận thấy vùng da bị sẹo có cấu trúc khác với các vùng da thông thường.
Sẹo rỗ không gây đau, ngứa ngáy, khó chịu và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên sự xuất hiện của các vết sẹo trên làn da – đặc biệt là vùng da mặt ảnh hưởng nhỏ đến ngoại hình, tâm lý và chất lượng cuộc sống.
Phân loại – Nhận biết sẹo lõm
1. Sẹo rỗ chân đá nhọn (Ice pick scar)
Sẹo rỗ chân đá nhọn thường gặp xảy ra do hệ thống collagen vùng trung bì bị tổn thương do mụn nang và mụn bọc có kích thước lớn.
Loại sẹo rỗ này đặc trưng với các biểu hiện sau:
- Sẹo lõm sâu, hẹp
- Hình dạng như có vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da
- Kích thước thường nhỏ hơn 2mm và sâu hơn 0.5mm
- Sẹo rỗ chân đá nhân khiến bề mặt da kém mịn màng, lỗ chỗ,…
2. Sẹo lõm đáy vuông (Boxcar scar)
Sẹo lõm đáy vuông chủ yếu hình thành khi
mụn trứng cá bị vỡ do nặn mụn sai cách. Tác động này khiến các mô liên kết collagen bị phá vỡ, đứt gãy và tạo thành các vết sẹo lõm trên bề mặt da.
Cách nhận biết sẹo lõm đáy vuông:
- Chân sẹo có dạng tròn hoặc bầu dục
- Miệng vết sẹo rộng hơn so với sẹo rỗ chân đá nhọn
- So với sẹo rỗ chân đá nhọn, sẹo lõm đáy vuông nông hơn
3. Sẹo lõm hình lượn sóng/ Sẹo lõm bị xơ hóa (Rolling Scar)
Sẹo lõm hình lượn sóng thường hình thành do mụn mọc, mụn nang lớn. Cách nhận biết sẹo lõm hình lượn sóng:
- Các vết lõm có kích thước lớn, miệng có hình bầu bục hoặc hình tròn
- Kích thước khoảng 4 – 5mm
- Sẹo nhấp nhô trên bề mặt như hình lượn sóng
- Bề mặt da lồi lõm, kém mịn màng
Nguyên nhân gây sẹo lõm (sẹo rỗ)
1. Sẹo rỗ chân đá nhọn (Ice pick scar)
Sẹo rỗ chân đá nhọn thường gặp xảy ra do hệ thống collagen vùng trung bì bị tổn thương do mụn nang và mụn bọc có kích thước lớn.
Loại sẹo rỗ này đặc trưng với các biểu hiện sau:
- Sẹo lõm sâu, hẹp
- Hình dạng như có vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da
- Kích thước thường nhỏ hơn 2mm và sâu hơn 0.5mm
- Sẹo rỗ chân đá nhân khiến bề mặt da kém mịn màng, lỗ chỗ,…
2. Sẹo lõm đáy vuông (Boxcar scar)
Sẹo lõm đáy vuông chủ yếu hình thành khi mụn trứng cá bị vỡ do nặn mụn sai cách. Tác động này khiến các mô liên kết collagen bị phá vỡ, đứt gãy và tạo thành các vết sẹo lõm trên bề mặt da.
Cách nhận biết sẹo lõm đáy vuông:
- Chân sẹo có dạng tròn hoặc bầu dục
- Miệng vết sẹo rộng hơn so với sẹo rỗ chân đá nhọn
- So với sẹo rỗ chân đá nhọn, sẹo lõm đáy vuông nông hơn
3. Sẹo lõm hình lượn sóng/ Sẹo lõm bị xơ hóa (Rolling Scar)
Sẹo lõm hình lượn sóng thường hình thành do mụn mọc, mụn nang lớn. Cách nhận biết sẹo lõm hình lượn sóng:
- Các vết lõm có kích thước lớn, miệng có hình bầu bục hoặc hình tròn
- Kích thước khoảng 4 – 5mm
- Sẹo nhấp nhô trên bề mặt như hình lượn sóng
- Bề mặt da lồi lõm, kém mịn màng
Nguyên nhân gây sẹo lõm (sẹo rỗ)
Sẹo lõm (sẹo rỗ) hình thành khi lớp trung bì và hạ bì tổn thương khiến các sợi collagen và elastin trong cấu trúc bị đứt gãy. Các nguyên nhân có thể gây sẹo rỗ (sẹo lõm) bao gồm:
1. Sẹo rỗ do mụn trứng cá
Mụn trứng cá là nguyên nhân chủ yếu gây ra sẹo lõm, sẹo lồi và sẹo thâm. Nhân mụn hình thành ở trong nang lông khiến cấu trúc da bị kéo giãn, thâm sạm và tổn thương. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị mụn đều chỉ để lại sẹo thâm và sẹo đỏ.
Theo các chuyên gia Da liễu, sẹo rỗ chỉ xảy ra do thói quen nặn mụn không đúng cách, vệ sinh da mặt kém, không tiến hành điều trị mụn sớm và thường xuyên sờ tay lên da mặt. Các thói quen này khiến nốt mụn có xu hướng sưng đỏ, viêm to và gây hư hại, đứt gãy các sợi collagen, elastin trong hạ bì và trung bì.
2. Sẹo rỗ do thủy đậu
Thủy đậu (trái rạ) là bệnh truyền nhiễm do virus varicella zoster gây ra. Bệnh lý này thường gây sốt, mệt mỏi kèm theo tổn thương da là các mụn nước nhỏ, mọc rải rác trên toàn bộ cơ thể. Tổn thương do thủy đậu có kích thước khoảng 3 – 8mm. Sau khoảng 4 – 5 ngày, các mụn nước có xu hướng khô lại, bong vảy và biến mất.
Khi mụn nước biến mất thường để lại các vết thâm trên bề mặt da. Tuy nhiên, trong trường hợp chăm sóc không đúng cách, thường xuyên gãi cào và ma sát mạnh lên da, vùng da tổn thương có thể bị thâm đen và hình thành sẹo lõm.
3. Sẹo rỗ do các nguyên nhân khác
Ngoài ra, sẹo lõm cũng có thể hình thành do một số nguyên nhân khác như:
- Mụn nhọt
- Viêm nang lông
- Áp xe
- Viêm nhiễm
- Chấn thương da
Thống kê cho thấy, đa phần các trường hợp bị sẹo rỗ (sẹo lõm) đều xảy ra ở người từ 15 tuổi trở lên. Trẻ nhỏ có tốc độ phục hồi da nhanh nên hiếm khi gặp phải loại sẹo này. Trong khi đó, tốc độ và khả năng hồi phục của da có xu hướng giảm dần theo độ tuổi khiến bề mặt da trở nên kém mịn màng, thiếu săn chắc và dễ bị tổn thương.
Các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả nhất hiện nay
Khác với các vấn đề da liễu thông thường, sẹo rỗ xảy ra do cấu trúc da bị tổn thương và tăng sinh/ giảm bất thường. Chính vì vậy, điều trị sẹo rỗ thường mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải kiên trì và tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn từ bác sĩ Da liễu.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị sẹo rỗ phổ biến nhất hiện nay:
1. Sử dụng thuốc trị sẹo lõm
Dùng thuốc trị sẹo có tác dụng kích thích da sản sinh collagen, elastin và phục hồi tế bào bị tổn thương. Tuy nhiên, hiệu quả của phương pháp này khá hạn chế nên chỉ được áp dụng trong trường hợp sẹo lõm mới hình thành, có mức độ nhẹ và phạm vi nhỏ.
Một số loại thuốc trị sẹo được sử dụng phổ biến:
- Hiruscar postacne: Hiruscar postacne được sử dụng để điều trị sẹo rỗ, sẹo thâm sau mụn và hỗ trợ làm mờ vết nám da, tàn nhang . Loại thuốc này chứa các hoạt chất như vitamin E, tinh chất nha đam, vitamin B3, Allantoin,… giúp phục hồi, tái tạo mô da hư tổn và kích thích da tăng sinh collagen tự nhiên.
- Thuốc bôi trị sẹo rỗ Contractubex: Contractubex được sử dụng để điều trị sẹo lõm, sẹo lồi và vết sẹo sau phẫu thuật, chấn thương và bỏng. Thuốc chứa thành phần chính là Heparin, Allatoin và dịch chiết hành tây với tác dụng thúc đẩy phục hồi vùng da hư tổn, tái tạo mô liên kết, cải thiện độ săn chắc và sức khỏe của làn da. Loại thuốc này thường được sử dụng khi vết sẹo mới hình thành.
- Thuốc trị sẹo Scar Esthetique: Loại thuốc này trị sẹo này chứa thành phần chính là Glucosamine, Coenzyme Q10, vitamin C, A,… Các thành phần này có tác dụng kích thích tăng sinh mô liên kết, giảm độ lõm của vết sẹo, làm mờ vết thâm và cải thiện độ săn chắc của làn da.
- Viên uống hỗ trợ trị sẹo: Bên cạnh sử dụng thuốc bôi, bác sĩ có thể kê toa một số loại viên uống hỗ trợ như vitamin E, vitamin C, Glucosamine, viên uống chứa tinh dầu hoa anh thảo,… Các thành phần này có khả năng chống oxy hóa, nuôi dưỡng và kích thích da sản sinh elastin, collagen một cách tự nhiên.
Hầu hết các loại thuốc trị sẹo rỗ chỉ đem lại cải thiện rõ rệt đối với vết sẹo mới hình thành, độ lõm nông, phạm vi nhỏ,… Phương pháp này hầu như không có hiệu quả đối với các vết sẹo có kích thước lớn và đã hình thành lâu năm.
2. Trị sẹo rỗ (sẹo lõm) với phương pháp chuyên sâu
Hiện nay, điều trị sẹo rỗ bằng các phương pháp chuyên sâu được ưa chuộng vì cho hiệu quả rõ rệt, thời gian điều trị ngắn hơn so với sử dụng thuốc và thích hợp với hầu hết các trường hợp.
Dưới đây là một số phương pháp chuyên sâu được áp dụng trong điều trị sẹo lõm:
– Điều trị sẹo rỗ với phương pháp Laser Fractional CO2:
Laser Practional CO2 là công nghệ làm đẹp sử dụng tia laser nhằm cải thiện các vấn đề về da và chống lão hóa. Phương pháp này được đánh giá cao trong điều trị sẹo rỗ, sẹo lồi và cải thiện các khuyết điểm trên da mặt.
Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp Laser Fractional CO2 sử dụng tia laser CO2 có bước sóng 10.600nm tác động trực tiếp đến vùng hạ bì nhằm đốt cháy các mô hư tổn, kích thích da tái tạo và phục hồi. Tác động từ tia laser còn thúc đẩy sản sinh collagen nhằm lấp đầy vết sẹo lõm, cải thiện bề mặt và độ săn chắc của da.
Ưu điểm của phương pháp này là có độ chính xác cao, không gây chảy máu, không để lại sẹo và có thời gian phục hồi tương đối nhanh. Ngoài tác dụng trị sẹo lõm, phương pháp Laser Fractional CO2 còn giúp duy trì làn da khỏe mạnh, trắng sáng, mịn màng và hạn chế hình thành nếp nhăn.
Tuy nhiên, phương pháp này chống chỉ định với các trường hợp có sử dụng Isotretinoin trong vòng 6 tháng, đang bị nhiễm khuẩn da, người có bệnh collagen (tăng sinh mô da bất thường) và bị dị ứng thuốc tê.
– Trị sẹo lõm bằng phương pháp tiêm chất làm đầy:
Tiêm chất làm đầy (filler) là phương pháp thẩm mỹ phổ biến và được ưa chuộng trong những năm gần đây. Phương pháp này được ứng dụng trong điều trị sẹo rỗ – đặc biệt là các vết sẹo có kích thước lớn và độ lõm sâu.
Chất làm đầy được sử dụng để điều trị sẹo lõm thường chứa hyaluronic acid. Thành phần này là một chất tự nhiên tồn tại ở dạng gel trong suốt có mặt trong ở hầu hết mô sụn, khớp xương và da. Chất làm đầy có vai trò lấp đầy các vết lõm giúp cải thiện bề mặt và độ săn chắc của da.
– Điều trị sẹo rỗ với công nghệ RF siêu vi điểm:
Công nghệ RF siêu vi điểm sử dụng thiết bị Intracel với hệ thống kim siêu nhỏ nhằm tác động đến trung bì da mà không gây tổn thương lớp thượng bì. Tổn thương ở trung bì kích thích da tăng sinh collagen nhằm se khít lỗ chân lông, lấp đầy vết sẹo rỗ và tái tạo làn da. Hiện nay, công nghệ này được ứng dụng trong điều trị sẹo lõm, giãn lỗ chân lông, lão hóa da và rạn da.
Để tăng hiệu quả điều trị, công nghệ RF siêu vi điểm thường được phối hợp với PRP (tiêm huyết tương giàu tiểu cầu) hoặc cấy DNA cá hồi.
– Lăn kim trị sẹo rỗ:
Lăn kim trị sẹo lõm là phương pháp điều trị khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng dụng cụ chứa các đầu kim có kích thước nhỏ lăn trực tiếp trên bề mặt da nhằm tạo ra các “tổn thương giả”. Tác động này kích thích cơ thể tập trung tiểu cầu nhằm tái tạo vùng da bị sẹo, giúp làm mờ vết lõm, cải thiện cấu trúc và độ săn chắc của da.
Khi lăn kim, bác sĩ thường sử dụng một số tinh chất đưa vào da (tùy vào nhu cầu của từng loại da và khả năng tài chính) nhằm tăng tốc độ phục hồi và giúp các mô phát triển đồng đều. Thực tế, phương pháp này có thể cải thiện tình trạng sẹo rỗ (sẹo lõm) đáng kể.
Tuy nhiên do mức độ xâm lấn tương đối nên lăn kim có thể gây nhiễm trùng, đau rát, ngứa ngáy nếu thực hiện ở những cơ sở thẩm mỹ không đảm bảo vô trùng thiết bị, dụng cụ y tế.
– Bóc tách sẹo:
Bóc tách sẹo là phương pháp sử dụng kim chuyên dụng đâm xuyên qua bề mặt da nhằm phá vỡ, hủy hoại các mô liên kết với chân sẹo. Phương pháp này giúp giải phóng các sợi collagen bị xơ hóa, kích thích vùng da tổn thương phát triển đồng đều với các vùng da xung quanh nhằm giảm độ lõm của vết sẹo.
Bóc tách sẹo có mức độ xâm lấn tương đối nên có thể để lại vết thâm sau khi điều trị. Tuy nhiên các vết thâm này có thể biến mất sau 4 – 6 tuần tùy cơ địa của từng người. Phương pháp bóc tách sẹo thường được áp dụng cho các trường hợp bị sẹo lâu năm, sẹo rỗ nặng và không có đáp ứng với các phương pháp thông thường.
– Điều trị sẹo lõm bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP):
PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) là phương pháp điều trị mới. Phương pháp này được ứng dụng trong điều trị nhiều vấn đề về da và xương khớp. Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu sử dụng máu của người thực hiện, sau đó tiến hành chiết tách tiểu cầu và thoa trực tiếp lên vùng da tổn thương.
Tiểu cầu có khả năng thúc đẩy da tái tạo, làm đầy vết lõm, giảm kích thước lỗ chân lông, cải thiện độ căng bóng, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương và giúp trẻ hóa làn da.
Bác sĩ thường sử dụng lăn kim hoặc laser nhằm tạo các tổn thương giả trên bề mặt da trước khi thoa huyết tương giàu tiểu cầu. Các vết thương này đóng vai trò là đường dẫn giúp tiểu cầu dễ dàng thẩm thấu và đi sâu vào cấu trúc.
– Trị sẹo lõm với phương pháp Chemical peeling:
Chemical peeling là phương pháp thẩm mỹ được ưa chuộng ở nhiều nước phát triển. Phương pháp này sử dụng hóa chất nồng độ cao nhằm tẩy tế bào chết, kích thích da tăng sinh collagen nhằm giảm sẹo thâm, mờ sẹo lõm và trị mụn.
Tuy nhiên, Chemical peeling có thể gây kích ứng đối với người có làn da nhạy cảm và đòi hỏi phải chăm sóc đúng cách sau khi điều trị. Hơn nữa, phương pháp này chủ yếu tác động đến lớp thượng bì nên chỉ thích hợp với trường hợp sẹo lõm nhẹ và mới hình thành.
– Điều trị sẹo lõm với công nghệ siêu mài mòn da / mài da vi điểm (Microdermabrasion):
Microdermabrasion là một trong những phương pháp điều trị không xâm lấn phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này sử dụng thiết bị chuyên dụng nhằm loại bỏ lớp sừng trên bề mặt da. Tác động này kích thích các tế bào ở trung bì và hạ bì phát triển, phục hồi và tái tạo.
Đây là phương pháp trị liệu cơ học, không sử dụng ánh sáng hoặc hay các hóa chất có nồng độ cao. Chính vì vậy, phương pháp Microdermabrasion có thể thực hiện cho các trường hợp có làn da nhạy cảm và dễ kích ứng.
Lưu ý: Hiện nay có nhiều thẩm mỹ viện và phòng khám da liễu tiếp nhận điều trị sẹo rỗ với các phương pháp chuyên sâu. Tuy nhiên, cần lựa chọn cơ sở uy tín và đáng tin cậy để đảm bảo hiệu quả điều trị và hạn chế các tác dụng không mong muốn.
3. Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp tự nhiên
Trị sẹo rỗ bằng các phương pháp tự nhiên không thực sự đem lại hiệu quả – đặc biệt là các trường hợp sẹo rỗ nặng, sâu và lâu năm. Tuy nhiên phương pháp này có độ an toàn cao, ít gây kích ứng và phù hợp với mọi loại da.
Mặc dù không đem lại hiệu quả rõ rệt nhưng các phương pháp tự nhiên có thể thúc đẩy tốc độ phục hồi, cải thiện sức khỏe làn da và hỗ trợ hiệu quả của các phương pháp y tế.
– Điều trị sẹo rỗ bằng mặt nạ vitamin E:
Mặt nạ vitamin E có tác dụng dưỡng ẩm, phục hồi và cải thiện bề mặt da. Ngoài ra, vitamin E còn có tác dụng chống oxy hóa, kích thích da sản sinh collagen và hỗ trợ tiêu trừ các gốc tự do. Thực hiện công thức mặt này đều đặn có thể giảm độ lõm của sẹo rỗ, giúp da khỏe mạnh, đàn hồi, ẩm mượt và mịn màng.