Sẹo lồi hình thành thế nào? - Chia sẻ bí quyết làm đẹp cho phụ nữ

Hot

Post Top Ad

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Sẹo lồi hình thành thế nào?


Sẹo lồi hình thành thế nào?


Sẹo lồi hình thành thế nào?

Sẹo hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ.

1. Sẹo lồi là gì?

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp ... mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ...)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

Sẹo lồi hình thành thế nào?
Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất

Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn là nam giới.

Post Top Ad