tháng 7 2020 - Chia sẻ bí quyết làm đẹp cho phụ nữ

Hot

Post Top Ad

Thứ Năm, 30 tháng 7, 2020

Quá trình hình thành sẹo và giải pháp điều trị sẹo hiệu quả

tháng 7 30, 2020

Quá trình hình thành sẹo và giải pháp điều trị sẹo hiệu quả

Tổng quan

Có thể nói, sẹo là dấu vết để lại sau quá trình lành vết thương tự nhiên. Ngoại trừ những tổn thương rất nhỏ, còn lại mọi vết thương (ví dụ: sau khi tai nạn, bệnh lý hoặc phẫu thuật) đều để lại sẹo.

Khi bị thương, da sẽ trải qua 4 giai đoạn: cầm máu, sưng viêm, tăng sinh và tái tạo.

Hình dáng của sẹo và cách chữa trị sẹo phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như độ sâu, kích cỡ, vị trí của vết thương; cũng như độ tuổi, gen, giới tính của người bị thương.

Sẹo làm mất tính thẩm mỹ và có những triệu chứng gây ngứa, đau, rối loạn giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm, ảnh hưởng đến các hoạt động hằng ngày; từ các di chứng tâm lý này dẫn đến chất lượng cuộc sống giảm sút.

Đặc biệt trong nền kinh tế và xã hội đang phát triển, nhu cầu thẩm mỹ của người dân ngày một tăng, những vết sẹo sẽ trở thành mối quan tâm của họ, nhất là sẹo ở những vị trí mà quần áo không thể che.


Quá trình lành vết thương

Có 4 giai đoạn của quá trình lành vết thương.

  1. Giai đoạn cầm máu (nếu có): Da phản ứng trước 2 nguy cơ: mất máu, và rào chắn vật lý của biểu bì đã bị mở ra. Trong quá trình co mạch, các mạch máu thắt lại để giảm mất máu, cả hai mối nguy sẽ được ngăn chặn bằng máu đông. Một protein gọi là huyết tơ sẽ tạo một mạng lưới ở phía trên để ngăn máu chảy ra ngoài, và ngăn vi khuẩn hoặc mầm bệnh chui vào trong.  Khi vết thương quá sâu hoặc chạm vào các mạch máu lớn, các yếu tố đông máu này không kịp hình thành các cục máu đông vì vậy cần áp dụng các cách ngăn sự cháy máu từ bên ngoài như băng gạc, ga rô.
  2. Giai đoạn sưng viêm: Khi vết thương chuyển thành màu đỏ sau khoảng 3 giờ, đó là dấu hiệu của giai đoạn sưng viêm. Khi đã cầm máu và đã che chắn bề mặt, cơ thể gửi các tế bào đặc biệt đến chống lại các mầm bệnh đã chui vào. Một trong các tế bào quan trọng là bạch cầu, nó ăn các vi khuẩn và các mô tổn thương trong một quá trình gọi là thực bào để tạo ra môi trường hỗ trợ giúp tăng tốc hồi phục. 
  3. Giai đoạn tăng sinh.
    • Tăng sinh nguyên bào sợi: Bạch cầu giảm số lượng nhanh chóng thay thế vào đó là nguyên bào sợi.
    • Hình thành mô liên kết: trong quá trình tăng sinh, nguyên bào sợi kết hợp với collagen hình thành chất nền mô liên kết.
    • Hình thành mao mạch: Từ hoạt động của bạch cầu và nguyên bào sợi giúp kích thích hình thành các tế bào nội mô và các mầm mao mạch, tạo ra hệ thống mao mạch mới nuôi dưỡng vết thương.
    • Tăng sinh biểu mô:  quá trình tăng sinh biểu mô được xem là quá trình then chốt của quá trình lành vết thương.
    • Liền vết thương: các nguyên bào sợi làm nhiệm vụ kéo các mô về trung tâm, giúp vết thương liền miệng, hạn chế sẹo.Ở giai đoạn này phụ thuộc nhiều vào cơ địa mỗi người cũng như chế độ ăn uống. Nếu thiếu collagen thì gây ra sẹo lõm, nếu sản xuất thừa collagen thì gây ra sẹo lồi.
  4. Giai đoạn tái tạo: Giai đoạn này bắt đầu ngay khi quá trình liền vết thương diễn ra. Đây là giai đoạn giúp khôi phục lại tính toàn vẹn và chức năng của mô. Nó sẽ kéo dài đến tận 2 năm. Quá trình này hoạt động mãnh liệt nhất khoảng 40-60 ngày, là giai đoạn quyết định kích thước và hình dáng của sẹo.

Qua thời gian, các mô mới có thể lấy lại 50-80% các chức năng khỏe mạnh vốn có, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và chức năng của nó. Nhưng vì da không được tái tạo hoàn toàn, sẹo vẫn là một vấn đề lớn đối với các bác sĩ khắp thế giới.


Quá trình hình thành sẹo

Trong giai đoạn tăng sinh, collagen được sản xuất bởi fibroblast. Những tế bào mới co lại và đóng miệng vết thương. Thế nhưng việc tăng sinh collagen không thể kiểm soát. Nếu thiếu collagen thì gây ra sẹo lõm. Nếu sản xuất thừa collagen thì gây ra sẹo lồi. Các tế bào mới này cũng không chứa tuyến mồ hôi, nang lông hoặc lớp da bảo vệ tuyến bã nhờn. Bởi vì điều này, kết cấu của chúng thường mịn hơn, không giống phần da bình thường và có thể rất ngứa.

Khi vết thương đóng, nước vẫn tiếp tục bốc hơn nhanh hơn qua vết sẹo và có thể mất đến 1 năm để trở về trạng thái trước đó. Việc mất nhiều nước ở biểu bì dẫn đến giải phóng các cytokine kích hoạt các tế bào da sản xuất collagen dẫn đến hình thành sẹo quá mức. Vì vậy, sự mất nước của da là chìa khóa cho việc ngăn ngừa và điều trị sẹo.


Các loại sẹo

Dựa vào màu sắc và hình dáng, sẹo được phân loại thành:

  • Sẹo trưởng thành (Mature Scar): Màu nhạt, phẳng.
  • Sẹo chưa trưởng thành (Immature Scar): Màu đỏ, đôi khi ngứa và đau, sẹo nhô nhẹ.
  • Sẹo phì đại (Hypertrophic Scar): vết sẹo nhô lên cao lớp biểu mô mỏng, 39%-68% vết thương phẫu thuật và 33%-91% vết thương bỏng.
  • Sẹo lồi (Keloid Scar): sẹo to dày căng chắc, chúng có thể phát triển vô hạn định như kiểu khối u.

    Sẹo phì đại và sẹo lồi

    Sẹo lồi và sẹo phì đại là kết quả của sự tăng sinh tại chỗ nguyên bào sợi và sản xuất collagen quá mức trong quá trình lành vết thương.

    • Sẹo phì đại (Hypertrophic scar): vết sẹo nhô lên cao so với da thường xung quanh, nhưng không phát triển vượt ra ngoài ranh giới của vết thương ban đầu, lớp biểu mô mỏng, không có xu hướng tiến triển và thường cải thiện trong một vài năm. Sẹo phì đại có thể xảy ra ở các vết thương lớn trên da bao gồm: vết thương do phẫu thuật, chấn thương và bỏng. Báo cáo chỉ ra sẹo phì đại xuất hiện khoảng 39%-68% bệnh nhân sau phẫu thuật và 33%-91% bệnh nhân bị bỏng. Đây là loại sẹo thường xuất hiện ở người có da sáng.
    • Sẹo lồi (Keloid): sẹo to dày căng chắc, chúng có thể phát triển vô hạn định như kiểu khối u (mặc dù lành tính). Sẹo lồi có thể phát sinh từ vết thường nhỏ hoặc qua trình viêm ít như mụn trứng cá và vết tiêm. Những người có nguy cơ cao bị sẹo lồi bao gồm: những vị trí có nguy cơ cao (ví dụ: vùng dưới khuôn mặt, tiền đình, vùng ngực, lưng trên, tai, cổ, …) hoặc ở bệnh nhân có tiền sử hình thành sẹo lồi, những người có da tối màu.

    Sẹo được xếp theo cấp độ từ 1 đến 4 như trong bảng sau:

    Xếp loạiĐặc điểm
    I (Bình thường)Phẳng, mềm, màu sắc bình thường
    II (Phì nhẹ)Nhô lên nhẹ, hơi cứng, màu từ hồng sáng đến hồng đậm
    III (Phì đại)Nhô cao (trong vùng vết thương), cứng, màu từ hồng đậm đến đỏ đậm
    IV (Sẹo lồi)Nhô lên rất cao, rộng hơn bờ vết thương, rất cứng, màu từ đỏ đến nâu

Quản lý vết sẹo

  • Bằng cách tránh ánh nắng mặt trời, sử dụng kem dưỡng ẩm, dùng băng vết thương giữ độ ẩm như silicone gel, dinh dưỡng phù hợp, áp dụng phương pháp điều trị vật lý như xoa bóp bằng tay, vật lý trị liệu để giúp phòng ngừa hình thành sẹo.

    Độ ẩm làm tăng lượng nước có trong da. Băng dán vết thương có silicone giúp giảm lượng nước bốc hơi qua da và phục hồi chức năng hàng rào bảo vệ của nó.

    Các loại điều trị sẹo bao gồm:

    • Hình thức không xâm lấn: Sản phẩm chứa silicone và liệu pháp nén ép (compression therapy) được đề nghị. Thuốc mỡ và kem bôi có thể hữu ích để giảm ngứa do sẹo và các liệu pháp vật lý như massage, vật lý trị liệu, tạo áp lực nén ép cũng có giá trị trong quản lý vết sẹo.
    • Những hình thức xâm lấn: Bao gồm Corticosteroid tiêm trong sẹo, thuốc bôi tại chỗ, liệu pháp áp lạnh, phẫu thuật, trị liệu bằng xạ trị cũng có thể giúp ích trong trường hợp sẹo lồi tái phát. Gần đây nhất, laser xung màu đã được sử dụng thành công để điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại.

    Mặc dù có một số phương thức điều trị để điều trị sẹo, nhưng không có phương pháp điều trị nào có hiệu quả ở tất cả bệnh nhân. Hơn nữa, không có hướng dẫn có sẵn được đưa ra để điều trị cho tất cả các loại sẹo lồi hay sẹo phì đại.


Cơ chế hoạt động của tấm gel silicone

  • Lớp biểu bì có thể mất khoảng 2 tuần để tái tạo đầy đủ ở các vết thương mất toàn bộ độ dày, (full-thickness wound). Trong khoảng thời gian này, can thiệp vào sự phát triển của sẹo sẽ có ít hoặc không có tác dụng, vì một lượng collagen cao được yêu cầu trong giai đoạn chữa lành này.

    Sau giai đoạn này, lớp sừng mới cho phép mất nước ở mức độ cao bất thường. Sự mất nước của lớp sừng này báo hiệu Keratinoctyes sản xuất ra cytokines, là tín hiệu cho các nguyên bào sợi tổng hợp và giải phóng collagen.

    Các collagen mới được hình thành đổ xô đến vị trí sẹo và là nguyên nhân của nhiều đặc tính vật lý và thẩm mỹ không mong muốn liên quan đến sẹo.

    Áp dụng tấm gel silicone mô tả đặc tính che lấp của lớp sừng, bình thường hóa quá trình ngậm nước (hydration) của vùng sẹo, ức chế việc sợi nguyên bào sản xuất các tế bào collagen thừa.

    Mặc dù cơ chế hoạt động của các sản phẩm gốc silicone trong điều trị sẹo chưa được xác định hoàn toàn, nhưng có nhiều nghiên cứu lâm sàng cho thấy chúng có tác động đáng kể đến việc cải thiện sẹo lồi và sẹo phì đại.

    Việc tăng nhiệt độ của bề mặt da có thể được đề cập vì bề mặt da của vết sẹo phì đại dưới tấm gel silicone tăng 1.7oC. Sự gia tăng nhiệt độ làm tăng đáng kể hoạt động của enzyme collagen (collagenase) dẫn dến collagen sản xuất ra bị phá vỡ hạn chế sự tăng sinh quá mức.

    Người ta cũng đề xuất rằng điện trường âm (negative static electric) được tạo ra do ma sát giữa tấm gel silicone và da có thể sắp xếp lại collagen và dẫn đến sẹo được thu nhỏ.

    Tấm gel silicone có khả năng cải thiện sự che lấp và ngậm nước của da cho nền vết thương. Tác động này hỗ trợ lớp sừng mới hình thành và duy trì mức nước tối ưu.

    Nếu lớp sừng bị mất nước, nó sẽ tạo tín hiệu cho keratinocytes trong lớp biểu bì sản xuất cytokines, cytokines khiến cho nguyên bào sợi sản xuất một lượng dư collagen để giữ nước cho lớp sừng.

    Chính bởi quá trình này mà các thuộc tính không mong muốn của sẹo phì đại phát triển. Tấm gel silicone mô phỏng sự cân bằng của lớp sừng, cung cấp một mức độ che phủ giống như da thường, việc này giải thích tại sao hoạt động của cytokine và nguyên bào sợi, sự hình thành collagen giảm đi đáng kể khi điều trị với tấm gel silicone, và sự ngậm nước của lớp sừng được bình thường hóa.

    Điều đang chú ý là việc tháo ra nhẹ nhàng của tấm gel silicone giảm thiểu việc lột đi lớp sừng mới hình thành, đây cũng là tiềm năng điều trị của nó.

Read More

Thứ Tư, 29 tháng 7, 2020

Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết

tháng 7 29, 2020

Phân loại sẹo và cách trị sẹo mà bạn nên biết

Bạn cảm thấy không tự tin vì da có sẹo? Bạn muốn “đánh bay” những vết sẹo xấu xí đó ngay mà không biết phải làm sao? Hãy đọc bài viết sau đây để hiểu thêm về các loại sẹo thường gặp cũng như các giải pháp phòng ngừa và cách trị sẹo hiệu quả nhé.  

Da là một cơ quan láng mịn bao bọc bên ngoài cơ thể người như một bộ quần áo. Bạn hãy tưởng tượng, nếu có một vết rách nhỏ trên bộ quần áo đó thì nó trông cũng không đẹp và tươm tất phải không? Điều này cũng xảy ra tương tự với làn da của bạn. Bất kỳ một vết thương do tai nạn, bỏng hay phẫu thuật nào cũng đều có thể để lại sẹo trên da.

Sẹo được hình thành như thế nào?

Sẹo là một phần của quá trình tự chữa lành các vết thương một cách tự nhiên. Khi bị thương, da sẽ trải qua 3 giai đoạn: sưng viêm, tăng sinh và tái tạo. Hình dáng của sẹo và cách chữa trị sẹo phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau như độ sâu, kích cỡ, vị trí của vết thương cũng như độ tuổi, gen, giới tính của người bị thương. Do đó, có nhiều cách trị sẹo khác nhau.

Các loại sẹo thường gặp

1. Sẹo lồi

Cách trị sẹo lồi

Loại sẹo này là kết quả của quá trình tăng sinh collagen, phổ biến hơn ở người có làn da sẫm màu, đặc biệt là người châu Phi hoặc châu Á. Sẹo lồi đôi khi gây ngứa, hơi đau, cảm giác căng cứng, đặc biệt là vấn đề thẩm mỹ. Kích thước sẹo lồi tùy thuộc vào tình trạng tổn thương da lúc đầu và có nguy cơ lớn dần theo thời gian. Có nhiều cách để điều trị sẹo lồi như liệu pháp áp lạnh, phẫu thuật, tiêm steroid hoặc silicon để làm mờ sẹo.

2. Sẹo co rút

Loại sẹo này là di chứng của các vết thương nghiêm trọng do bỏng hoặc tai nạn. Chúng gây kéo rút da, làm giảm khả năng vận động. Sẹo co rút cũng có thể ăn sâu vào da, ảnh hưởng đến các cơ cũng như các dây thần kinh.

3. Sẹo phì đại

Các vết sẹo này thường lớn và đỏ tương tự như sẹo lồi, nhưng chúng không lan ra khỏi vùng da bị thương. Các liệu pháp điều trị sẹo phì đại bao gồm phẫu thuật, tiêm steroid hoặc tiêm silicon giúp làm mờ sẹo.

4. Sẹo lõm

Cách trị sẹo rỗ, sẹo lõm do mụn

Các vết sẹo lõm thường xuất hiện do sự thiếu hụt các mô dưới da, làm vùng da xung quanh vết thương bị kéo xuống và gây ra vết lõm.

Các cách trị sẹo bạn nên biết

Dưới đây là một số cách trị sẹo bạn có thể áp dụng:

  • Các loại thuốc được kê đơn hoặc không cần kê đơn (OTC): có tác dụng làm mờ sẹo, bạn nên sử dụng đúng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Phẫu thuật xóa sẹo. Phương pháp này rất hiệu quả đối với các tình trạng sẹo nghiêm trọng. Phẫu thuật giúp loại bỏ hay thu nhỏ sẹo đáng kể. Ngoài ra, bạn có thể áp dụng phương pháp cấy ghép da (thay thế vùng da bị thương bằng vùng da khác trên cơ thể) để loại bỏ vết sẹo, đặc biệt là sẹo bỏng.
  • Tiêm thuốc. Trong trường hợp các vết sẹo nhô lên như sẹo lồi hoặc sẹo phì đại, bác sĩ sẽ sử dụng các mũi tiêm steroid để làm phẳng các vết sẹo. Phương pháp tiêm collagen và chất làm đầy cũng rất hữu hiệu đối với tình trạng sẹo lõm. Phương pháp tiêm có thể được sử dụng như một cách điều trị độc lập hoặc kết hợp với các phương pháp điều trị khác.
  • Thoa gel trị sẹo: giúp điều tiết sự hình thành mô liên kết dưới da, cải thiện được cả sẹo lồi và sẹo lõm.
  • Kem trị sẹo: Thường chứa các thành phần như chiết xuất bromelain từ quả dứa, nha đam, nghệ vàng, hành tây, mật ong… song việc điều trị cần nhiều thời gian và vết sẹo sẽ khó hết.  
  • Laser: Hiện có nhiều công nghệ để điều trị các loại sẹo khác nhau. Bạn có thể chọn laser “xung nhuộm màu tia” (Pulsed Dye Laser) điều trị hiệu quả các sẹo mới hình thành. Tuy nhiên, muốn sẹo lành nhanh, bạn nên áp dụng cách này khi vết sẹo vẫn còn đỏ.

Chăm sóc vết thương hở tránh để lại sẹo

Có nhiều cách trị sẹo khác nhau, tùy theo loại vết thương và mức độ tổn thương da mà bạn chọn cách điều trị phù hợp. Ngoài ra, chăm sóc da đúng cách khi da bị tổn thương sẽ giúp bạn ngừa sẹo. Dưới đây là một số điều bạn nên biết khi da bị thương:

Rửa sạch vết thương: Khi bị thương, trước tiên bạn hãy làm sạch vế thương với nước sạch. Rửa nhẹ nhàng xung quanh vết thương bằng xà phòng và lau bằng khăn sạch. Bạn nên lưu ý không nên sử dụng ô-xy già hay rượu để làm sạch vết thương vì khó thể gây tổn hại mô da khiến da lâu lành.


Read More

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2020

Di chứng của bỏng: Những điều cần biết

tháng 7 28, 2020

Di chứng của bỏng: Những điều cần biết

1. Nguyên nhân gây bỏng

Bỏng là một loại tổn thương hoại tử, gây ra bởi nhiều nguyên nhân như nhiệt, điện, hóa chất,... Bỏng do sinh hoạt: chiếm 65% số ca bị bỏng. Trong đó, số ca bị bỏng do tai nạn lao động là khoảng 10%, số còn lại do tai nạn giao thông, điều trị, thiên tai,...

Các tác nhân gây bỏng chủ yếu gồm:

  • Nhiệt ướt: nước sôi, thức ăn nóng có nhiệt độ 50 - 100oC, dầu mỡ sôi nóng 180oC, hơi nóng nồi cao áp,...
  • Nhiệt khô: bỏng lửa, bỏng xăng cồn, bỏng do kim loại nóng,...
  • Điện: tia lửa điện hoặc luồng điện cao thế, sét,... gây bỏng.
  • Hóa chất: bỏng do tiếp xúc với các chất oxy hóa, chất ăn mòn, chất khử oxy, chất kiềm,...
  • Bức xạ: bỏng khi chịu ảnh hưởng bởi tia hồng ngoại, tia tử ngoại, tia phóng xạ,...

2. Các mức độ tổn thương bỏng

  • Có 4 mức độ tổn thương bỏng như sau:

Bỏng độ 1

  • Là loại bỏng gây tổn thương da nhỏ nhất. Bỏng độ 1 còn được gọi là bỏng bề mặt vì chỉ gây ảnh hưởng tới lớp ngoài cùng của da với các dấu hiệu đỏ da, sưng, đau, khô, bong tróc da (xảy ra khi vết bỏng đang lành). Bỏng độ 1 thường khỏi sau 3 – 6 ngày.

Bỏng độ 2

  • Nghiêm trọng hơn độ 1 vì tổn thương đã lan xuống lớp dưới của da. Bỏng độ 2 có biểu hiện là da bị phồng rộp, đỏ và sưng nhiều. Một số nốt phồng rộp có thể bị hở, làm vết bỏng ở trong tình dạng ẩm ướt.

    Vì vậy, khi bị bỏng độ 2 bệnh nhân cần được băng vết thương để tránh nhiễm trùng, giúp vết bỏng mau lành hơn. Thông thường vết bỏng độ 2 sẽ lành sau khoảng 2 – 3 tuần. Vậy bỏng độ mấy cần ghép da? Thường thì bỏng độ 2 là đã có thể được cấy ghép da để giúp da nhanh lành hơn.

Bỏng độ 3

  • Là loại bỏng nặng nhất, gây tổn thương nghiêm trọng nhất, lan cả tới những lớp da sâu hơn. Tổn thương bỏng độ 3 có thể chạm tới cả mạch máu, các cơ quan quan trọng trong cơ thể và xương, có thể dẫn tới tử vong.

Bỏng độ 4

  • Sự tổn thương của bỏng độ 3 lan xuống dưới da, lan vào tới gân và xương.

Read More

Thứ Hai, 27 tháng 7, 2020

NGUYÊN NHÂN GÂY SẸO THÂM VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT AI BIẾT

tháng 7 27, 2020

NGUYÊN NHÂN GÂY SẸO THÂM VÀ NHỮNG ĐIỀU ÍT AI BIẾT

Sẹo thâm là gì?

Sẹo là kết quả của một quá trình tự làm lành của các tế bào da do vết thương để lại. Sẹo xuất hiện khi lớp trung bì của da, hoặc lớp sâu hơn bị phá hủy, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới để thay thế cho vùng tổn thương đó. Quá trình này diễn ra không giống nhau do cơ địa khác nhau của mỗi người.

Nguyên nhân sẹo thâm

Sẹo – kết quả từ quá trình tự làm lành của các tế bào da do vết thương để lại

Tất cả các vết thương đều có nguy cơ bị sẹo, khi bị thương, các sợi collagen và sợi đàn hồi bị hủy hoại. Nếu để lâu không chăm sóc và điều trị, màu của những vết sẹo này sẽ trở nên thâm sẫm màu, da bị “lì” đi và mất cảm giác. Khi đó, da không còn trơn láng do nguyên bào sợi đã bị phá hủy, ảnh hưởng đến việc tái tạo collagen mới và sợi đàn hồi.

Nguyên nhân nào khiến sẹo bị thâm?

Khi phải chịu bất cứ tổn thương nào như: tai nạn, bỏng, thủy đậu, mụn… da đều rất dễ bị viêm, gây xáo trộn sự cân bằng các thành tố da, khiến tăng sinh sắc tố melanin.

Cộng hưởng với những yếu tố từ môi trường bên ngoài, thời điểm làn do non yếu ớt được hình thành sẽ rất dễ bị thâm và sẫm màu. Thông thường tổ chức da mới thường nhạy cảm với tia cực tím, do đó sẽ dễ dàng thâm sạm khi tiếp xúc ánh nắng mặt trời.

Những điều ít ai biết về mụn thâm

Theo nghiên cứu của Học viện Da liễu Mỹ, màu sắc, kết cấu và mức độ nghiêm trọng của vết sẹo trên da sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: di truyền, màu da, vị trí và độ sâu của vết thương. Đặc biệt với những người có làn da màu, như người Việt Nam thường có xu hướng phát triển các vết sẹo sẫm, còn được gọi là tăng sắc tố.

Ước tính thời gian trung bình để làn da tự sản sinh tế bào mới đủ làm mờ vết sẹo thâm là khoảng 4 - 6 tháng. Tuy nhiên quá trình làm mờ vết sẹo thâm này còn bị ảnh hưởng bởi thói quen sinh hoạt của bạn, thông thường mọi chuyện sẽ tệ hơn nên vết thâm ngày càng nặng. Do đó, loại bỏ những thói quen sinh hoạt như: ăn các loại thực phẩm dễ gây sẹo lồi (rau muống, hải sản, thịt gà,…), chú ý quá đến vết thương, bóc vẩy bề mặt vết thương gây nhiễm trùng, không che chắn giữ gìn vệ sinh vết thương,…

Giải pháp điều trị sẹo cũ và phòng hình thành sẹo mới

Xác định được tầm quan trọng của thời điểm khi lớp da non hình thành rất dễ trở thành sẹo thâm nếu không có sự chăm sóc và bảo vệ đúng cách đã tạo ra được bước đột phá trong việc điều trị sẹo cũ, tránh tình trạng thâm sẫm màu và phòng hình thành sẹo mới. Mang đến 2 lựa chọn là Hiruscar Post Acne dành cho sẹo thâm do mụn và Hiruscar dành cho sẹo thâm do các loại tổn thương còn lại, nỗi ám ảnh về sẹo thâm vì vậy sẽ không còn đáng sợ nữa!

Hình sản phẩm (2 loại)

Tổ hợp đẩy đủ 5 thành phần trên, gel Hiruscar và Hiruscar Post Acne là lựa chọn tối ưu

trong việc điều trị sẹo cũ và phòng hình thành sẹo mới

Nhờ chứa các thành phần chính là:

  • MPS giúp tăng tưới máu, cải thiện sửa chữa tế bào (gel điều trị sẹo duy nhất trên thị trường có chứa MPS)
  • Lô hội giúp giảm tăng sinh mô sẹo
  • Củ hành tây giúp giảm tăng sinh mô sẹo
  • Vitamin E giúp chất chống oxy hóa giảm viêm, và Vitamin B3 giúp làm sáng da, chống mụn

Read More

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2020

Cách chữa sẹo bỏng tại nhà với thảo dược tự nhiên

tháng 7 25, 2020

Cách chữa sẹo bỏng tại nhà với thảo dược tự nhiên

1. Cách chữa sẹo bỏng bằng cây lá bỏng

Cây bỏng là một loại cây mọng nước, lá cây mọc đối xứng, phiến lá dày, hoa có màu hồng hay đỏ. Để trị sẹo bỏng bạn cần lấy 2 đến 3 lá phải của cây bỏng, rửa sạch và giã nát lấy nước. Dùng nước lá để đắp lên các vết sẹo. Để khoảng chừng 30 phút thì rửa sạch da lại với nước lạnh. Nên áp dụng cách làm trên từ 2 đến 3 lần 1 ngày, nếu bạn không có nhiều thời gian thì cố gắng thực hiện cách làm trên mỗi ngày 1 lần để có được hiệu quả cao nhất.6 cách chữa sẹo bỏng tại nhà hiệu quả

Giã nát lá bỏng rồi đắp lên vết sẹo hàng ngày, dần dần sẹo bỏng sẽ được cải thiện.

2. Cách chữa sẹo bỏng bằng nha đam

Nha đam hay còn gọi là cây lô hội có tác dụng rất tốt trong việc làm lành vết thương, tẩy sạch các tế bào sừng và giúp tái sinh ra các tế bào mới. Dùng lá nha đam tươi, gọt bỏ vỏ lấy gel bên trong để bôi lên vết sẹo bỏng để nhằm tẩy tế bào khác màu và kích thích sự hình thành ra các tế bào mới tươi sáng hơn.

3. Cách chữa sẹo bỏng bằng rau má

Dùng rau má rửa sạch, đắp lên trên vết thương khoảng từ 15-20 phút sau đó rửa sạch lại da với nước lạnh. Thực hiện cách chữa sẹo bỏng bằng rau má này ít nhất 1 lần/ ngày. Các tinh chất có bên trong rau má sẽ nhanh chóng đánh bay đi các vết sẹo ngoài da và tái sản sinh ra các tế bào ra mới.6 cách chữa sẹo bỏng tại nhà hiệu quả

4. Cách chữa sẹo bỏng bằng mật ong

Mật ong được biết đến như là một loại dưỡng chất thiên nhiên có tác dụng dưỡng ẩm, cung cấp dưỡng chất cho làn da và làm mờ đi các vết sẹo thâm do tổn thương da một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần xoa mật ong nguyên chất lên vết thương và mát xa nhẹ khoảng 15-20 phút sau đó rửa da lại thật sạch với nước ấm để sẹo thâm nhanh chóng biến mất.

5. Cách chữa sẹo bỏng bằng gừng tươi

Gừng có tác dụng rất tốt trong việc làm suy yếu và ngăn chặn sự phát triển của các vết thâm do bỏng để lại. Bạn có thể cắt 1 vài lát gừng tươi, đặt miếng gừng lên trên vết sẹo khoảng 5 phút rồi lấy ra và sửa sạch da lại với nước lạnh. Bạn nên sử dụng cách chữa sẹo bỏng này 3 lần/ ngày sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.6 cách chữa sẹo bỏng tại nhà hiệu quả

6. Cách chữa sẹo bỏng bằng nghệ tươi

Nghệ không chỉ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm mà còn có tác dụng rất tốt trong việc làm liền vết thương và mờ sẹo thâm hiệu quả. Để chữa sẹo bỏng bạn lấy một củ nghệ tươi, cắt đầu rồi bôi nghệ trực tiếp lên vết sẹo, làm như vậy thường xuyên trong ngày, sau một thời gian vết sẹo sẽ mờ dần đi. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng tinh bộ nghệ với mật ong, trộn đều lên để làm mặt nạ chữa sẹo bỏng ở trên mặt.

Khi sử dụng cách làm này bạn nên bôi nghệ lên da ngay sau khi vết thương mới lành và đang trong giai đoạn hình thành da non để có kết quả tốt hơn.

Các cách chữa sẹo bỏng tại nhà bằng các nguyên liệu thiên nhiên trên tuy cho kết quả rất tốt, an toàn và dễ thực hiện tuy nhiên hiệu quả lại chậm hơn so với các cách chữa trị bằng thuốc hay bằng công nghệ cao, vì thế khi thực hiện những cách làm trên bạn cần phải có sự kiên trì thực hiện liên tục trong khoảng từ 1-2 tháng để có kết quả như ý muốn.



Read More

Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2020

Các đặc điểm và phương pháp điều trị sẹo lồi

tháng 7 24, 2020

Các đặc điểm và phương pháp điều trị sẹo lồi
Sẹo là tình trạng lành tính của da, không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên sẹo gây mất thẩm mỹ, làm cho nhiều người cảm thấy kém tự tin, mặc cảm. Trong các loại sẹo thì sẹo lồi gây nhiều khó chịu nhất, chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn gây đau, ngứa nhiều cho người mắc phải. Không chỉ vậy, sẹo lồi còn gây nhiều khó khăn trong việc điều trị vì rất hay tái phát. 

1. Sẹo lồi là gì?

sẹo lồiKhi chúng ta bị một vết thương ở trên da, sau các triệu chứng sưng, đau, chảy máu, bầm máu là quá trình hình thành sẹo, báo hiệu vết thương đang lành. Tùy thuộc vào tính chất của vết thương nông hay sâu, sạch hay bẩn và còn tùy vào cơ địa của mỗi cá nhân mà vết thương có thể để lại sẹo lõm (rỗ), sẹo lồi hoặc không để lại sẹo.

Sau khi bạn bị một vết thương, các mô sợi sẽ thay thế cho vùng da bị tổn thương. Các mô sợi này làm cho vùng da mới không giống như da cũ mà có sự co kéo, lồi lõm.

Khi các mô sợi được sản xuất quá mức, phần da mới nổi gồ lên, hình thành sẹo lồi. Sẹo lồi là vết sẹo nổi gồ trên mặt da, cao hơn phần da xung quanh.

2. Đặc điểm của sẹo lồi?

Sẹo lồi rất dễ nhận biết với các đặc điểm như:

  • Vết sẹo nổi gồ trên da, nó phát triển vượt khỏi ranh giới của vết thương ban đầu.
  • Vết sẹo có màu đỏ, hồng hay nâu.
  • Bề mặt sẹo nhẵn, bóng hơn so với vùng da lành xung quanh và đặc biệt là không có lông giống như với da lành lặn.
  • Vết sẹo có thể căng, ngứa hoặc đau, đặc biệt khi chạm vào hay khi ma sát với quần áo.

Tuy nhiên cần phân biệt sẹo lồi với sẹo phì đại đối với các vết sẹo nổi gồ trên bề mặt da.

sẹo lồi

3. Sẹo lồi và sẹo phì đại?

Về cơ bản sẹo phì đại giống với sẹo lồi ở điểm chúng đều nổi trên bề mặt da sau khi lành vết thương. Điểm khác biệt giữa hai loại sẹo này đó là:

Sẹo lồiSẹo phì đại
Kích thướcThường phát triển vượt ra ngoài giới hạn của vết thương ban đầuNằm trong giới hạn của vết thương ban đầu
Tự biến mấtRất ít khi tự hếtCó thể tự hết
Tái phátDễ tái phátÍt khi tái phát
Điều trịĐiều trị khóĐiều trị dễ

Cần phân biệt đúng loại sẹo nổi gồ trên bề mặt là sẹo lồi hay sẹo phì đại bởi vì sẽ khác nhau trong cách chăm sóc và khả năng tái phát. Cụ thể:

  • Sẹo lồi có thể ngày càng phát triển to hơn, hoặc có thể tạm ngưng phát triển nhưng không tự thu nhỏ theo thời gian.
  • Sẹo phì đại có thể thu nhỏ lại theo thời gian.

Cần khoảng 6 tháng để xác định đúng vết sẹo gồ trên mặt da là sẹo lồi hay sẹo phì đại. Nếu sau khoảng thời gian này, sẹo không thu nhỏ hay về bằng với mặt da thì nó chính là sẹo lồi. Ngược lại nếu sẹo có thể thu nhỏ hay về bằng với mặt da thì là sẹo phì đại.

4. Tại sao lại bị sẹo lồi?

Nói dễ hiểu thì chúng ta bị sẹo do sự tác động của hai nguyên nhân: thứ nhất là có một vết thương, thứ hai là quá trình làm lành vết thương không được tốt.

  • Các tổn thương da như: trầy xước, xăm hình, chích ngừa, xỏ khuyên tai, vết mổ, côn trùng cắn hay nhiễm trùng da khác…đều có thể gây sẹo lồi.
  • Vì quá trình lành vết thương khác nhau tùy vào cơ địa mỗi người nên việc hình thành sẹo có liên quan đến di truyền. Ví dụ như cha mẹ bị sẹo thì con của họ dễ bị sẹo lồi hơn hay người da đen bị sẹo nhiều hơn người da trắng.
  • Sẹo lồi dễ xảy ra hơn nếu bị các vết thương ở những vùng da chịu áp lực cao như: vai, ngực, cánh tay.
  • Cách chăm sóc vết thương không đúng cách làm cho quá trình lành vết thương không được tốt, dẫn đến nhiễm trùng vết thương, dị vật trong vết thương, hay quá trình khâu vết thương không bằng phẳng, không đúng lớp da sẽ gây ra sẹo lồi.

5. Phương pháp điều trị?

  • sẹo lồi

    Trên thế giới cho đến nay có rất nhiều phương pháp được áp dụng để điều trị sẹo lồi. Tuy nhiên không có một phương pháp nào có thể điều trị biến mất sẹo 100%. Thông thường, kết quả điều trị sao cho kích thước sẹo giảm 30-50%, triệu chứng đau, ngứa giảm hơn 50% hoặc đạt được sự hài lòng của người bệnh được coi là thành công.

Với sẹo lồi có các phương pháp điều trị bao gồm:

  • Tiêm thuốc: đây là phương pháp điều trị phổ biến. Bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc đó là corticoid vào trong mô sẹo của bạn, thuốc sẽ làm giảm kích thước của sẹo và làm giảm các triệu chứng khó chịu do sẹo đem lại như đau, ngứa. Khoảng cách điều trị là cách mỗi 6 tuần, tiêm tối đa 5 lần, nếu không hiệu quả nên chuyển sang phương pháp khác. Tuy nhiên cần lưu ý các tác dụng phụ như teo da, giãn mạch vùng tiêm, mụn trứng cá, rối loạn kinh nguyệt.

Read More

Thứ Tư, 22 tháng 7, 2020

Sẹo lồi hình thành thế nào?

tháng 7 22, 2020


Sẹo lồi hình thành thế nào?


Sẹo lồi hình thành thế nào?

Sẹo hình thành là dấu hiệu của vết thương đang lành, nhưng tùy từng cơ địa và yếu tố tác động mà có thể hình thành sẹo bình thường, sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo phì đại. Trong đó, sẹo lồi là sẹo gồ trên bề mặt da, thường gây đau, ngứa, mất thẩm mỹ.

1. Sẹo lồi là gì?

Sẹo xuất hiện là kết quả của việc hình thành các mô sợi thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sau khi xuất hiện vết thương cơ thể, chúng đều trải qua quá trình hồi phục (liền vết thương) nên sẹo là kết quả tự nhiên của quá trình này.

Theo y học, cơ thể hồi phục sau tổn thương được chia thành 3 giai đoạn: giai đoạn phản ứng viêm, tăng sinh và giai đoạn tái tạo tổ chức.

Thông thường, cơ thể sẽ cần từ 3-6 tháng để đi hết cả ba giai đoạn phục hồi tổn thương này, nhưng nếu trong thời gian này xảy ra bất kỳ rối loạn nào của cơ thể thì sẽ ảnh hưởng đến quá trình liền sẹo và các loại sẹo hình thành.

Tùy theo mức độ tổn thương, vị trí tổn thương trên cơ thể, tác động can thiệp ... mà có thể để lại các loại sẹo khác nhau như: sẹo bình thường hay sẹo không bình thường (như lồi, phì đại, có dấu hiệu co kéo, nhiều nhân sơ...)

Trong đó, sẹo lồi (keloid) là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo.

Sẹo lồi hình thành thế nào?
Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất

Người trong độ tuổi 10-30 tuổi có nguy cơ bị sẹo lồi cao nhất. Dù chưa có số liệu chứng minh rõ ràng nhưng đa phần nữ giới có xu hướng hình thành sẹo lồi cao hơn là nam giới.

Read More

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Cách nhận biết các loại sẹo và phương pháp điều trị

tháng 7 21, 2020

Cách nhận biết các loại sẹo và phương pháp điều trị

Sẹo là gì?

Là kết quả của một quá trình tự làm lành của các tế bào da do vết thương để lại. Sẹo xuất hiện khi lớp trung bì của da. Hoặc lớp sâu hơn bị phá hủy, cơ thể sẽ hình thành các sợi collagen mới để thay thế cho vùng tổn thương đó. Quá trình này diễn ra không giống nhau do cơ địa khác nhau của mỗi người.
Sẹo tuy không gây đau đớn tuy nhiên về mặt thẩm mỹ khiến bạn trở nên tự ti. Ngại giao tiếp, thậm chí một số trường hợp còn bị mặc cảm về nhược điểm này. Để khắc phục sẹo trên cơ thể, nhiều người lựa chọn đến các spa thẩm mỹ để điều trị mụn và sẹo với mong muốn nhanh chóng lấy lại vẻ đẹp của làn da.
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đế sẹo như: Phẫu thuật, vết thương do trầy xước, bỏng, thủy đậu, mụn…. Mỗi nguyên nhân hay loại sẹo hình thành đều có phương pháp điều trị thích hợp. Xác định loại sẹo mà bạn đang gặp phải là điều quan trọng nhất để có phương pháp điều trị hợp lý.

Phân biệt các loại sẹo điển hình:

  • Sẹo lồi (Keloid Scars):  là sự phát triển quá mức của các tổ chức xơ sau tổn thương da. Các tổ chức xơ phát triển không ngừng, thường nổi cao lên trên mặt da và lan rộng ra ngoài ranh giới sẹo. Sẹo lồi có thể phát triển lớn hơn sau một thời gian và đôi khi thậm chí tái phát sau điều trị. Sẹo lồi khá phổ biến trong số những người có xu hướng màu da sẫm màu.
  • Sẹo phình đại (Hyperpigmentation Scars): Đây là những vết sẹo mọc lên, đầu đỏ hoặc hồng. Chúng sẽ mờ dần sau một thời gian. Thường là kết quả của vết bỏng hay phẫu thuật và có thể gây khó chịu.
  • Sẹo mẫn cảm/lõm/rỗ (Atrophic Scars): Những vết sẹo này là những hố sâu được tạo ra sau khi bị mụn trứng cá hoặc thủy đậu.
  • Rạn da (Stretch Marks): Đây là những vệt sẹo màu tím tạo ra sau khi cơ thẻ tăng hoặc giảm cân đột ngột. Chúng đặt biệt phổ biến ở phụ nữ có thai. Sau một thời gian, những vệt sẹo này sẽ biến mất và trở thành màu trắng.
  • Vết sẹo teo do chấn thương (Contracture Scars): những vết sẹo này thường do bỏng nghiêm trọng. Những vết sẹo này có nhiều kích thước khác nhau. Sẹo co rút làm kéo rút da, cơ và gân lại với nhau, khiến bạn khó chuyển động hơn.
  • Đốm nâu (Dark Spots): Những loại sẹo này không thực sự là những vết sẹo, mà còn là một loại tăng sắc tố sau khi kích thích, thường là do muỗi hoặc các vết côn trùng cắn.

Cách trị các vết sẹo đơn giản tại nhà:

Việc trị sẹo bắt đầu từ khi chấn thương hoàn toàn hồi phục. Bạn nên đều trị vết sẹo bằn các loại kem đặc trị hoặc cách điều trị khác. Hầu hết các cách trị sẹo sẽ có hiệu quả đáng kể đối với những vết sẹo mới.
  • Tẩy tế bào chết thường xuyên: Hầu hết các vết sẹo sẽ biến mất theo thời gian vì cơ thể luôn có cơ chế tự phục hồi – làm tróc lớp da cũ và phát triển những mảng mới. Bạn có thể hỗ trợ phương pháp này bằng cách tẩy tế bào da chết thường xuyên.
  • Bôi kem chống nắng: Đây là một cách thức giúp phòng tránh việc hình thành sẹo. Vi lớp da non mới hình thành rất nhạy ảm với tia UVA, nếu để da tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng ban ngày có thể làm sẹo bị sẫm màu hơn. Bằng cách sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF>30 để có thể giảm thiểu nguy cơ hình thành sẹo.
  • Massage vùng sẹo: Massage, xoa bóp có thể giúp phá vỡ mô gây tổn thương sẹo gây ra sẹo. Nếu vết thương nằm ở chân bạn có thể sử dụng bàn chải để massage chân.

    Một số phương pháp trị sẹo thẩm mỹ bạn có thể tham khảo

    1. Dermabrasion: Là kỹ thuật thẩm mỹ dùng để cải thiện của da bị nếp nhăn sâu, sẹo và một số tổn thương khác. Thủ thuật này giúp da trông mượt hơn bằng cách loại bỏ sẹo hình thành do tai nạn,… Tuy nhiên phương pháp này ít hiệu quả trong điều trị các khuyết tật da bẩm sinh, sẹo do bỏng,… Chọn phương pháp Dermabrasion sẽ khá nhiều chi phí, thời gian hồi phục nhưng đây là một kĩ thuật tuyệt vời để tái tạo da mặt và nói lời tạm biệt các khiếm khuyết nghiêm trọng trên da.
    2. Chemical Peel: Hay còn còn gọi là Peel da, thay da sinh học. Peel da sử dụng các dung dịch axit AHA và BHA tác động lên vùng thượng bì của da. Nhằm cải thiện những vùng da bị nám, sạm, thâm, sẹo mụn, điều trị các loại mụn hoặc kết hợp với các phương pháp khác điều trị mụn nhằm tăng hiệu quả điều trị.
    3. Trị sẹo lâu năm bằng Laser:  Là phương pháp mang lại hiệu quả tốt hơn hai phương pháp (1)(2). Xử lý sẹo bằng laser dựa vào cơ chế dùng ánh sáng/bước sóng để tiêu hao các mô sẹo. Giúp kích thích tăng sinh collagen và elastin cho làn da mới mịn màng, thay thế bề mặt vết sẹo.
    4. Tiêm thuốc steroid trị sẹo lồi: Tiêm steroid được dùng phổ biến hơn khi điều trị sẹo lồi. Đối với sẹo lồi nhỏ, các mũi tiêm steroid (hydrocortisone) truyền trực tiếp vào da quanh vết sẹo. Sẹo lồi lớn hơn đôi khi được cắt hoặc đông cứng trước khi sử dụng steroid. Phương pháp này thường có tỉ lệ thành công cao, an toàn và hiệu quả về mặt thẩm mỹ.
    5. Tiêm Collagen – cách trị sẹo lõm: Tiêm Collagen rất hữu ích trong việc điều trị sẹo lõm, mụn, thủy đậu,..  Collagen là một protein sinh tự nhiên được truyền vào da giúp làm liền những vết sẹo lõm.
Read More

Post Top Ad