Cách trị sẹo và ngăn ngừa sẹo sau mụn - Chia sẻ bí quyết làm đẹp cho phụ nữ

Hot

Post Top Ad

Thứ Ba, 22 tháng 9, 2020

Cách trị sẹo và ngăn ngừa sẹo sau mụn

Mụn trứng cá là tình trạng khá thường gặp và là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Tình trạng mụn không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều. Mụn xuất hiện khiến da của chúng ta bị sưng viêm và để lại muôn vàn thâm, sẹo đáng ghét. Đối với các vết thâm sau mụn thì có vẻ đơn giản hơn, chúng sẽ phai dần theo tự nhiên hoặc áp dụng các phương pháp trị thâm.

Đối với sẹo sau mụn thì tình huống sẽ khó hơn. Sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn trên gương mặt nếu không phòng ngừa hay điều trị thích hợp. Trong bài viết này, YouMed sẽ giúp các bạn bỏ túi những bí quyết giúp trị sẹo và cách ngăn ngừa sẹo sau mụn.

1. Nguyên nhân gây sẹo sau mụn là gì?

Thông thường sẹo mụn là hậu quả của các tổn thương viêm nhiễm như mụn mủ, mụn bọc hay mụn nang. Mụn viêm xảy ra do lỗ nang lông bị bít tắc bởi tế bào chết, bã nhờn và vi khuẩn. Khi sự tắc nghẽn trở nên quá nhiều, các nang lông bị viêm này sẽ phình to và vỡ ra. Nếu nang lông bị viêm vỡ ở gần bề mặt da thì tổn thương viêm nhanh chóng được làm lành mà không để lại sẹo. Trong trường hợp nặng hơn, các nang lông bị viêm vỡ sâu bên dưới da sẽ tạo thành sẹo.

Mụn viêm bị vỡ sâu dưới da sẽ tạo thành sẹo là do có liên quan đến sợi collagen. Bên dưới da có một lớp có tên là lớp bì, nơi này có rất nhiều sợi collagen và elastin. Các sợi đàn hồi này sẽ giúp da trở nên săn chắc, không bị chảy nhão. Khi các dịch viêm từ nang lông lan ra lớp bì, chúng sẽ gây hủy các sợi collagen. Sau đó da của chúng ta sẽ bắt đầu tổng hợp các sợi collagen khác để thay thế. Trong trường hợp quá trình tổng hợp sợi mới không được hoàn hảo thì sẽ hình thành nên sẹo mụn.

Tổn thương viêm càng nhiều, càng sâu dưới da thì khả năng để lại sẹo càng cao. Chẳng hạn các mụn cục, mụn nang lớn sẽ để lại sẹo nhiều hơn các mụn mủ nhỏ.

2. Các loại sẹo mụn

Sau khi bị mụn, đặc biệt là mụn viêm thì chúng ta có thể bị hai loại sẹo sau đây:

  • Sẹo lồi. Nếu sự lành thương để sửa chữa các tổn thương viêm bên dưới da trở nên quá mức. Khi đó cơ thể điều hòa sản xuất quá nhiều sợi collagen và sợi xơ ở sang thương viêm, kết quả sẽ tạo thành sẹo lồi. Đây là loại sẹo nổi gồ trên bề mặt da có các biểu hiện xơ cứng, đỏ hay ngứa.
  • Sẹo lõm (sẹo rỗ). Trường hợp này thường xảy ra nhiều hơn là sẹo lồi. Sẹo lõm là hậu quả của cơ thể sản xuất không đủ các sợi collagen để thay thế. Đồng thời các sợi xơ kéo bề mặt da xuống dưới tạo những vết lõm. Trong sẹo lõm lại tiếp tục được chia thành 3 loại sẹo đó là sẹo đáy vuông (boxcar), sẹo đáy nhọn (icepick) và sẹo lượn sóng (rolling). Tùy thuộc vào từng loại sẹo lõm sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

Bị loại sẹo nào sau khi bị mụn là tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người. Ở những bạn có cơ địa sẹo lồi cao thì sau khi bị mụn viêm sẽ để lại sẹo lồi. Còn ở các bạn không có cơ địa sẹo lồi thì thông thường sẽ bị sẹo lõm sau khi bị mụn viêm.

3. Phương pháp thẩm mỹ nào điều trị sẹo mụn?

Hiện nay, có rất nhiều công nghệ thẩm mỹ giúp điều trị sẹo mụn. Lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào sự đánh giá của bác sỹ với từng loại da khách hàng.

  • Lăn kim: Sử dụng những con lăn chứa nhiều đầu kim nhỏ để lăn trên da bị sẹo. Các đầu kim sắt nhọn này sẽ cắt đứt sợi xơ, tạo vết thương giả. Từ đó kích thích cơ thể sản xuất collagen mới thay thế cho sợi xơ cũ và giúp làm đầy vết sẹo lõm.
  • Ánh sáng phát ra từ máy laser có mức năng lượng cao tạo những tổn thương trên bề mặt vết sẹo. Từ đó cơ thể sẽ sản xuất collagen thay thế ở những vùng bị tổn thương này. Kết quả là các sợi collagen mới được cơ thể tạo ra sẽ giúp làm đầy vết sẹo lõm.
  • Chemical peel: Đây là phương pháp thay da sinh học giúp tái tạo bề mặt da, thay các tế bào da cũ thành tế bào da mới. Trong trường hợp sẹo nhẹ hay sẹo nông thì chemical peel sẽ giúp tái tạo và làm đầy sẹo lõm.
  • Cắt đáy sẹo: Phương pháp này dùng một cây kim cắt các sợi xơ bên dưới đáy sẹo. Sau đó cơ thể sẽ tổng hợp các sợi collagen thay thế và làm đầy sẹo lõm lên.
  • Tiêm sẹo: Trong trường hợp bị sẹo lồi sau khi bị mụn. Hoạt chất được tiêm vào trong sẹo sẽ làm cho sẹo teo đi, không lồi trên bề mặt da.
  • Thuốc trị sẹo: Kem bôi được sử dụng liền vết thương, ngăn hình thành sẹo hay làm mờ sẹo. Tuy nhiên nó thường có hiệu quả đối với sẹo mới, không phù hợp cho sẹo lâu năm. 

4. Điều trị sẹo mụn tại nhà như thế nào?

 Bạn chỉ đơn giản là sử dụng sản phẩm 
Sfelix là đã thành công trị sẹo rồi. Không mất quá nhiều thời gian cũng như chi phí



Post Top Ad