tháng 8 2020 - Chia sẻ bí quyết làm đẹp cho phụ nữ

Hot

Post Top Ad

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2020

Những điều cần biết về sẹo lồi và sẹo phì đại

tháng 8 08, 2020

 

Những điều cần biết về sẹo lồi và sẹo phì đại

Sẹo lồi là gì? Sẹo lồi khác với sẹo phì đại như thế nào? Sẹo là kết quả của một nhóm mô sợi được hình thành để thay thế cho vùng da bị tổn thương. Sẹo có nhiều loại: sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo lõm, sẹo dãn da.

Sẹo lồi và sẹo phì đại là kết quả của sự tích tụ collagen dư thừa trong quá trình lành vết thương. Sẹo phì đại thông thường vẫn còn trong ranh giới của vết thương ban đầu và có thể tự thoái lui theo thời gian, trong khi sẹo lồi mở rộng hơn nữa ngoài lề vết thương và vẫn còn phát triển.

Nguyên nhân của sẹo lồi và sẹo phì đại?

Sẹo lồi và sẹo phì đại thường hình thành sau vết phỏng sâu ( độ II-III) hoặc vết thương do tai nạn, phẫu thuật, thủ thuật xâm lấn da.Nguyên nhân bao gồm căng da quá mức, nhiễm trùng, chậm lành vết thương, chuyển hóa nguyên bào sợi bất thường và di truyền.

Sẹo lồi và sẹo phì đại có ảnh hưởng như thế nào đối với trẻ ?

Cả hai loại sẹo này đều có thể gây ngứa, đau, co rút, hạn chế vận động nếu sẹo ở vị trí khớp và quan trọng hơn là ảnh hưởng thẩm mỹ, làm trẻ tự ti, khó hòa nhập với bạn bè.

Làm sao để ngăn ngừa sẹo lồi và sẹo phì đại?

  • Khi có vết thương: cần được chăm sóc đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh chậm lành vết thương, sẽ dẫn đến sẹo xấu.
  • Giai đoạn sau lành vết thương: mô sẹo bắt đầu hình thành trong 2 tuần - 2 tháng, cần đến khám sớm để bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn massage, băng ép ngừa sẹo.
  • Không cào gãi hoặc mặc quần áo quá chật, kích thích lên vùng sẹo.
  • Không kiêng cữ bất cứ loại thực phẩm nào ngoại trừ thức ăn gây ngứa hoặc dị ứng vì cơ thể trẻ đang phát triển cần đầy đủ dưỡng chất.

Điều trị sẹo lồi và sẹo phì đại như thế nào? Thời điểm nào là hiệu quả nhất?

Tùy theo giai đoạn của sẹo mà có những phương pháp điều trị khác nhau

Giai đoạn sớm: khi vết thương vừa lành , sẹo bắt đầu hình thành:

                 - Bôi kem ngừa sẹo hoặc miếng dán silicon

                 - Massage và băng ép sẹo theo hướng dẫn của vật lý trị liệu

Giai đoạn sẹo tiến triển:

                 - Laser làm quang đông các mạch máu nuôi sẹo và phá hủy collagen đang hình thành.

                 - Tiêm corticoid để làm mềm và phẳng mô sẹo, phương pháp này dễ gây biến chứng teo da, giảm sắc tố da, cần được thực hiện cẩn thận bởi bác sĩ chuyên khoa.

                 - Phẫu thuật khi sẹo quá phát hoặc gây co rút, hạn chế các khớp vận động. Cần lưu ý đối với sẹo lồi, việc phẫu thuật cắt bỏ sẹo có thể làm sẹo lồi tái phát nặng hơn, cần có điều trị tiếp theo sau đó như: laser, tiêm corticoid…

                 - Các phương pháp khác: phẫu thuật lạnh với Nitơ lỏng….

Read More

Thứ Năm, 6 tháng 8, 2020

Sẹo rỗ sau bị mụn, có bao nhiêu phương cách điều trị?

tháng 8 06, 2020

Sẹo rỗ sau bị mụn, có bao nhiêu phương cách điều trị?

Mụn trứng cá là rối loạn rất thường gặp, đặc biệt ở thanh thiếu niên, và thường gây sẹo rỗ. Sẹo có liên hệ với độ nặng của mụn trứng cá, thời gian điều trị sớm hay muộn, thời gian đáp ứng viêm nhiễm...
Nhiều tác nhân gây sẹo
Quá trình tạo sẹo có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của mụn trứng cá, tuy nhiên việc điều trị sớm mụn trứng cá viêm và nốt - nang là phương pháp hiệu quả trong ngăn ngừa sẹo.
Sẹo trứng cá nặng có liên quan tới căng thẳng tâm thần, chủ yếu ở thanh thiếu niên: tự ti, trầm cảm, lo lắng, thay đổi diện mạo, ngại ngùng, giận dữ, thất nghiệp. Hình dạng sẹo thường tệ hơn theo tuổi hay tổn thương ánh sáng. 
Sẹo dẫn đến mất mô là loại sẹo thường gặp nhất sau mụn trứng cá. Tổn thương trứng cá khởi đầu viêm nhiễm ở sâu. Sau đó sẹo ảnh hưởng cấu trúc sâu hơn. Vì sẹo trưởng thành và co, chúng làm co rút lớp bề mặt và thể tích bằng các hóa chất gây viêm.
Điều trị sẹo phụ thuộc vào loại sẹo và nhu cầu điều trị của bệnh nhân. Có nhiều điều trị hiện nay cho sẹo rỗ, nhưng không có điều trị nào có thể đạt được khỏi hoàn toàn sẹo.
Các phương pháp điều trị sẹo rỗ hiện nay gồm phương pháp xâm lấn và không xâm lấn. Tùy từng loại sẹo, tính chất sẹo mà có các phương pháp như: tái tạo bề mặt da (bằng laser dưới tác động của nhiệt và cơ học, hoặc bằng các phương pháp cơ học như lăn kim, mài mòn da, peeling…), tiêm chất làm đầy và PRP (huyết tương giàu tiểu cầu) để lấp đầy phần lõm của sẹo và kích thích tổng hợp collagen; kỹ thuật tách đáy sẹo nhằm nâng mô do cái mô xơ co kéo; kích thích tái tạo sợi collagen (RF, laser fractional không bóc tách..); phẫu thuật…
Việc chọn lựa phương pháp điều trị nào cũng như kết quả điều trị sẹo tùy thuộc vào tính chất sẹo rỗ, nhu cầu và sự chăm sóc sau điều trị của người bệnh.
Các loại sẹo nông hoặc sâu, sẹo mới hoặc cũ sẽ có những phương pháp khác nhau. Ví dụ các loại sẹo nông và dễ như sẹo đáy tròn sẽ cải thiện tốt với các phương pháp tái tạo da bề mặt đơn giản như lăn kim, laser xâm lấn tối thiểu… Còn các loại sẹo sâu hơn thì cần các phương pháp tái tạo và xâm lấn sâu hơn kết hợp làm đầy đáy sẹo, tách đáy sẹo… 
Lúc nào đi trị sẹo?
Việc điều trị sẹo bằng các phương pháp tái tạo da bề mặt, xâm lấn sâu… đòi hỏi cần một quá trình chăm sóc kỹ lưỡng và để lại tình trạng da "khó coi" sau điều trị như: đỏ da kéo dài, sưng, đau, chảy máu, đóng mài… Cạnh đó còn có nguy cơ tăng sắc tố sau viêm và nhiễm trùng sau điều trị, khiến nhiều người - đặc biệt với những người làm ngành dịch vụ, đòi hỏi ngoại hình và trang điểm khi công tác, e dè khi lựa chọn điều trị sẹo.
Tuy nhiên thời gian gần đây bệnh nhân tìm đến khoa Da Liễu - Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược để điều trị sẹo rỗ khá đông. Nghe có vẻ "lạ tai" vì đang lúc dịch COVID-19 diễn biến phức tạp kia mà?
Lý do rất đơn giản: thời gian này, việc mọi người thường xuyên đeo khẩu trang vốn phổ biến. Những người đi điều trị sẹo có thể dễ dàng che chắn dưới lớp khẩu trang mà không ngại bị mọi người "dòm ngó".
Ngoài ra sau điều trị sẹo, da của bệnh nhân trở nên rất nhạy cảm, mỏng manh, sưng nề. Các bác sĩ sẽ tùy tình trạng da mà cho các loại thuốc thoa, uống để phòng chống các biến chứng sau điều trị sẹo như: nhiễm trùng, mụn, tăng sắc tố sau viêm… 
Tuy nhiên một số thuốc làm da bệnh nhân nhờn rít, bệt màu… nên nhiều người có xu hướng không thoa đều đặn các sản phẩm thoa theo hướng dẫn của bác sĩ, hoặc sẽ dùng các sản phẩm che khuyết điểm bôi chồng lên làm giảm tác dụng của sản phẩm lành sẹo, cũng như khiến da dễ kích ứng, nhiễm trùng... 
Lúc này, khẩu trang là "tấm khiên" an toàn giúp bệnh nhân tự tin, thoải mái hơn. Họ thoa các sản phẩm điều trị mà không cần dặm các sản phẩm che khuyết điểm lên, từ đó cũng làm vết thương sau điều trị lành nhanh hơn, cải thiện tốt hơn.

Read More

Thứ Ba, 4 tháng 8, 2020

NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI KHI TRỊ SẸO BỎNG

tháng 8 04, 2020

NHỮNG SAI LẦM TAI HẠI KHI TRỊ SẸO BỎNG

Việc điều trị vết bỏng không đúng cách chẳng những khiến vết thương lâu lành hơn mà còn có thể gây nhiễm trùng, lở loét và để lại sẹo xấu. Hãy cùng điểm qua những sai lầm thường gặp khi điều trị sẹo bỏng và biết được cách khắc phục đúng khoa học, hiệu quả.

Rửa vết bỏng bằng nước oxy già, thuốc đỏ

Nước oxy già (Hydrogen peroxid) có tác dụng sát trùng, làm sạch vết thương và khử mùi. Tuy nhiên, không chỉ tiêu diệt vi khuẩn, nước oxy già cũng tiêu diệt luôn cả các bạch cầu, tiểu cầu và những mô mới lành, làm tổn thương các tế bào da khỏe mạnh, khiến vết thương lâu lành hơn, có thể gây ra nhiễm trùng cơ hội. Cần lưu ý, không dùng nước oxy già để rửa vết bỏng đang lên da non. Vì vùng da này rất dễ bị tổn thương, mô và tế bào có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khiến vết thương khó lành và để lại sẹo.

Thuốc đỏ có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Tuy nhiên, thuốc đỏ lại chứa thủy ngân. Do đó, với vết thương do bỏng trên diện rộng, bị hở… bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Do đo, thay vì sát trùng vết bỏng, vết thương hở bằng oxy già, thuốc đỏ… bạn hãy rửa vết bỏng với nước sạch, thấm khô và dùng thuốc mỡ để ngăm sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương. Cuối cùng, bạn dùng một miếng gạc sạch bao phủ lên để tránh những tác động từ môi trường.  

Chọc vỡ bóng nước (mụn nước)

Khi bị bỏng, da xuất hiện các bóng nước (mụn nước) để bảo vệ vùng da bị tổn thương bên dưới khỏi các tác nhân bên ngoài như va chạm, nhiệt, vi khuẩn.... Do đó, bạn không nên chọc vỡ các bóng nước này. Khi vùng da bị phỏng bắt đầu lành thì các bóng nước này sẽ dần tiêu nhỏ đi.

Trong một số trường hợp bỏng quá nặng, bóng nước sẽ không thể tự tiêu được. Khi vết bỏng bị hoại tử, xuất hiện mùi hôi… thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để được xử lý thích hợp.

Phó thác cho nghệ tươi trong điều trị sẹo

Những sai lầm tai hại khi trị sẹo bỏng

Bôi nghệ có thể làm vết thương bị nhiễm trùng, vùng da bị bỏng trở nên đen bóng.

Nghiên cứu cho thấy, nghệ có chứa vitamin E, C, K và một số dưỡng chất khác có tác dụng kích thích làm lành vết thương, chứ không có khả năng làm liền sẹo hay mờ vết thâm hiệu quả như nhiều người vẫn nghĩ. Nghệ tươi cũng chỉ tác động trên bề mặt da chứ không tác động sâu vào cấu trúc da nên không thể loại bỏ sẹo được. Thêm vào đó, nghệ có khả năng gây dị ứng rất cao. Bôi nghệ có thể làm vết thương bị nhiễm trùng, khiến vùng da bị sẹo thâm đen và bóng lên. Do đó, nghệ không phải là cách trị sẹo thâm hiệu quả nhất như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Dùng không đúng loại gel trị sẹo

Cần sử dụng gel trị sẹo ngay khi vết bỏng lên da non để hạn chế đến mức thấp nhất sẹo xấu. Tuy nhiên, không phải gel trị sẹo nào cũng mang lại hiệu quả, sử dụng sản phẩm không phù hợp, kém chất lượng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến vết thương.

Read More

Thứ Hai, 3 tháng 8, 2020

Sẹo là gì, phân loại sẹo như thế nào?

tháng 8 03, 2020

Sẹo là gì, phân loại sẹo như thế nào?

Sẹo là gì?

Bạn có từng thắc mắc “ sẹo là gì, phân loại sẹo như thế nào?” hoặc “sẹo được hình thành ra sao?” không. Sẹo là một dạng mô sợi, được hình thành bởi các tế bào biểu bì với mục đích thay thế vùng da bị tổn thương. Bất cứ khi nào da gặp phải tổn thương cũng có thể hình thành sẹo bởi nó là quá trình chữa lành tự nhiên nhất có trong cơ chế hoạt động của cơ thể. 

Sẹo là kết quả của các quá trình làm lành vết thương trong cơ thể

Phục thuộc vào nhiều yếu tố mà sự hình thành sẹo sẽ là khác nhau đối với mỗi người. Các yếu tố có thể kể đến như: khả năng hoàn lại tổn thương của tế bào, mức độ tổn thương, vị trí vết thương, giới tính, cơ địa hay đặc tính về di truyền…

Phân loại sẹo như thế nào?

Căn cứ vào tính chất của sẹo mà có thể chia sẹo thành hai loại chính bao gồm sẹo bình thường và sẹo bất bình thường. Sẹo bình thường có cấu trúc sẹo bằng phẳng, nằm trên vùng da từng bị tổn thương và ngang với bề mặt da lành. Sẹo có màu hơi trắng hồng, mỏng và mịn, không làm co ngắn hay kéo dãn các vùng da xung quanh. Các vết sẹo này thường không có dấu hiệu biến chứng và có khả năng bị làm mờ dần theo thời gian.

Ngược lại, sẹo bất bình thường là sẹo có các biểu hiện khác hoàn toàn so với sẹo bình thường. Vậy những biểu hiện bất bình thường của sẹo là gì, phân loại sẹo bất bình thường ra sao? Khi hình thành, các vết sẹo bất bình thường có nhiều hình dạng khác nhau, có tính chất gây mất thẩm mỹ, sẹo có thể đi kèm các vết thâm hoặc phồng rộp. Có thể phân loại các vết sẹo bất bình thường như sau.

Sẹo lồi: là loại sẹo bệnh lý của da, được hình thành bởi sự bất thường trong quá trình chữa lành. Nguyên nhân gây ra là bởi sự mất cân bằng trong quá trình tổng hợp- phân hủy collagen.  Lúc nãy, hàm lượng collagen cung cấp cho vùng thay thế quá dư thừa, tích tụ khiến nó lồi cao so với các vùng da lành xung quanh. Sẹo lồi không chỉ gây mất thẩm mỹ, thậm chí còn ảnh hưởng đến cả sức khỏe của bạn. Các vết sẹo này thường cứng, có màu từ đỏ đến nâu đỏ, thường gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu hay đau nhức.

Các vết sẹo lồi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của phái đẹp

Sẹo lõm: trái ngược với sẹo lồi, các vết sẹo lõm là những vết lõm ăn sâu xuống bề mặt da do vùng biểu bì bị tổn thương nặng, không có khả năng phục hồi lại cấu trúc ban đầu. Với nhiều người, sẹo lõm là nỗi ám ảnh và tự ti rất lớn bởi tính chất gây mất thẩm mỹ mà nó gây ra. 

Sẹo phì đại: đây là một loại sẹo có hình thức gần giống với sẹo lỗi. Tuy nhiên, điểm khác biệt của nó là sẹo chỉ phát triển trong phạm vi của cùng tổn thương mà ăn lấn chiếm “vị trí” của các vùng da khác. Theo thời gian, sẹo có khả năng thoái lui trở thành sẹo bình thường. Thời gian thoái kho này sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như: kích thước, vị trí của sẹo, khả năng phục hồi cấu trúc của tế bào da…

Sẹo co dãn: thường hay gặp phải nhất chính là các vết rạn da của chị em trong thời gian mang thai và sau khi sinh tại các vùng chân, tay, bụng... Ban đầu chúng chỉ là các vết dài màu hồng, sau đó phát triển thành các rãnh hoặc dải lõm.Phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà các vết sẹo này có thể mờ đi hoặc không.

Sẹo bỏng: là loại sẹo gây ra khi tiếp xúc với các vật dùng có nhiệt độ cao, nguy hiểm nhất là khi tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiệt, khiến da bị tổn thương nặng, phá hủy lớp da. Khi đó, cơ thể sẽ kích thích tái tạo vùng thay thế. Theo thời gian, vùng thay thế này trở nên dày và có màu sẫm hơn bình thường và trở thành sẹo.

Các vết sẹo bỏng  thường có màu sẫm nên rất dễ nhận biết tại các vùng da hở và “nhạy cảm”

Sẹo mụn, sẹo thâm: hình thành bởi sự tổn thương của các tế bào dưới da. Khi đó, các mô trong tế bào bị tổn thương liên tục, collagen không được cung cấp hoặc mất đi gây ra các vết sẹo lõm, rỗ. Các vết sẹo bắt nguồn từ ảnh hưởng của mụn, gây thâm da khi không được điều trị đúng cách.

Sẹo mụn xuất hiện khi các tế bào biểu bì dưới da bị tổn thương, thường phát triển thành các vùng trên bề mặt da 

Điều trị các vết sẹo như thế nào cho hiệu quả?

Chị em có biết ảnh hưởng của sẹo là gì, phân loại sẹo cũng có những tác dụng nhất định không? Mỗi loại sẹo có thể được hình thành bởi những nguyên nhân riêng biệt, do vậy tính chất và ảnh hưởng của chúng cũng là khác nhau. Nhưng dù chúng là loại sẹo gì, xuất hiện ở đâu hay kích thước như thế nào thì đều có một điểm chung là gây mất thẩm mỹ với làn da của phái đẹp. Do vậy, việc phân loại và nhận biết đúng loại sẹo sẽ giúp bạn lựa chọn các phương pháp điều trị hợp lý và hiệu quả nhất.



Read More

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2020

“Sẹo mẹ sẹo con” đều hết sạch chỉ nhờ 1 bước đơn giản như đan rổ này!

tháng 8 01, 2020

1. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng nghệ tươi

Từ lâu, nghệ đã được xem là một trong những nguyên liệu có công dụng đắc lực nhất trong việc làm đẹp. Curcumin trong nghệ có khả năng làm mờ các vết thâm, sẹo trên da rất hiệu quả. Ngoài ra, nó còn có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp xóa sạch sẹo thâm và hình thành một làn da tươi mới.

Trị sẹo thâm từ thiên nhiên bằng nghệ tươi
Có thể nói, nghệ tươi là nguyên liệu trị sẹo thâm vô cùng quen thuộc đối với mọi người

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi già.

Cách làm và sử dụng:

  • Trước tiên, cần bỏ vỏ và rửa sạch củ nghệ tươi rồi giã hoặc xay nhuyễn.
  • Dùng một chiếc khăn mỏng, lọc lấy nước nghệ nguyên chất để ra chén.
  • Lấy bông y tế hoặc tăm bông, thấm nước nghệ tươi vừa vắt được thoa đều lên các vùng da đang bị tổn thương.
  • Sau khi đã bôi đều các vết thương, hãy nằm thư giãn khoảng 20 phút để tinh chất trong nghệ thấm vào da rồi rửa lại bằng nước mát. 
  • Nên áp dụng phương pháp này mỗi ngày để da được cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết, giúp quá trình trị sẹo thâm và tái tạo làn da sớm thành công.

Lưu ý: 

Cung cấp tinh chất từ nghệ tươi làm làn da bước vào quá trình thay đổi mạnh mẽ, lúc này rất dễ bị các kích thích bên ngoài ảnh hưởng. Vì vậy, khi ra ngoài cần chú ý bảo vệ da thật tốt khỏi khói bụi, vi khuẩn và đặc biệt là sự tiếp xúc của ánh nắng mặt trời. 

2. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng dầu dừa

Dầu dừa có các thành phần giúp kháng viêm, kháng khuẩn cho da hiệu quả, đồng thời ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng da, ngăn ngừa hình thành sẹo sau các vết thương. Cung cấp cho da các axit béo, các dưỡng chất cần thiết để làm lành vết thương, tái tạo da, phục hồi nhanh và làm mờ các vết sẹo thâm, sẹo lõm trên da. 

Trị thâm sẹo từ nhiên bằng dầu dừa
Dầu dừa vừa trị thâm sẹo lại còn giúp cho trở nên mềm mịn hơn hẳn

Bạn có thể sử dụng dầu dừa trực tiếp để điều trị làn da bị sẹo thâm theo các bước sau:

Cách thực hiện

  • Trước tiên, làm sạch da bằng nước ấm. 
  • Lấy dầu dừa nguyên chất bôi trực tiếp lên vùng da đang bị sẹo thâm. Nên bôi rộng ra cả các vùng da lân cận để dưỡng da. 
  • Massage nhẹ nhàng khoảng 5 đến 10 phút. 
  • Tiếp tục để dầu dừa tự thẩm thấu trên da thêm khoảng 10 phút nữa.    
  • Rửa sạch lại bằng nước, có thể dùng thêm xà phòng, sữa rửa mặt nếu vẫn quá dính. 
  • Nên thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

Ngoài cách dùng trực tiếp, bạn cũng có thể trộn dầu dừa với mật ong, lòng đỏ trứng gà hoặc nước chanh với các bước thực hiện tương tự như trên. Các nguyên liệu kết hợp có thể làm tăng hiệu quả mờ thâm. 

3. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng cà chua

Cà chua có nhiều vitamin A, C, E, B6,… các chất chống oxy hóa cùng rất nhiều các dưỡng chất cần thiết cho da khác. Nhờ đó, việc sử dụng cà chua sẽ giúp ức chế hình thành melanin gây sẹo, phục hồi tế bào da bị hư tổn và làm mờ các vết sẹo thâm do mụn để lại. 

Cà chua trị sẹo thâm cho da hiệu quả
Cà chua giúp đem lại làn da sạch sẹo thâm cũng như tươi sáng, đều màu hơn

Bạn cần chuẩn bị: 1 quả cà chua sạch và chín mọng. 

Cách thực hiện 

  • Làm sạch da. 
  • Rửa sạch cà chua, để ráo nước rồi thái lát mỏng, đắp lên vùng da có sẹo thâm. 
  • Chà xát nhẹ miếng cà chua lên vùng da bị thâm khoảng 5 phút để các chất dinh dưỡng có thể thấm sâu vào da, đồng thời kích thích khí huyết lưu thông.
  • Thư giãn cùng mặt nạ cà chua khoảng 20 phút rồi gỡ cà chua xuống, vỗ nhẹ da sau đó rửa lại với nước.
  • Nên đắp mặt nạ cà chua mỗi tuần 3 đến 4 lần để sớm có được kết quả như mong muốn.

Xem ngay: 7+ cách trị sẹo thâm trong 1 tuần hiệu quả nhanh chóng

4. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng mật ong

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên tuyệt vời, mang lại vô vàn những điều có lợi cho cuộc sống của con người. Với thành phần chứa rất nhiều chất oxy hóa, khoáng chất và vitamin cung cấp cho làn da những dưỡng chất cần thiết, góp phần làm ẩm da tự nhiên, loại bỏ các vết sẹo thâm khó ưa trên da.

Dùng mật ong để trị sẹo thâm
Trị sẹo thâm tự nhiên bằng mật ong đem lại hiệu quả rất tốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 thìa mật ong nguyên chất

Cách thực hiện

  • Trước tiên cần làm sạch da và lau khô bằng khăn mềm.
  • Lấy mật ong đã chuẩn bị, thoa một lớp mỏng lên vùng da bị sẹo thâm, đồng thời, massage nhẹ nhàng ra cả vùng da lân cận theo chuyển động tròn đều khoảng 3 – 5 phút để mật ong dễ dàng thấm vào da.
  • Để mật ong trên da thêm 10 phút thì rửa sạch lại bằng nước ấm và vỗ nhẹ da.
  • Nên bôi mật ong lên vùng sẹo thâm 3 lần mỗi tuần để cải thiện tình trạng.

Lưu ý

  • Mật ong có tính nóng, vì vậy không nên đắp mật ong với tần suất quá nhiều và đắp trong thời gian dài, bởi điều này có thể làm da bạn mọc mụn.
  • Bạn cũng có thể hòa mật ong với bột yến mạch, bột trà xanh hoặc chanh đắp hàng tuần để tăng hiệu quả điều trị sẹo thâm cho da.

5. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng nha đam

Nha đam hay còn được gọi là Lô hội hoặc Long tụ, là nguyên liệu chăm sóc da được rất nhiều người yêu thích. Nha đam có chứa hàm lượng lớn vitamin nhóm B, C, E, A,… các axit folic và nguyên tố vi lượng giúp làm dịu da hiệu quả. Ngoài ra, nó cũng góp phần làm các tổn thương trên da mau chóng lành lại, làm mờ các vết thâm nám, làm chậm các quá trình lão hóa. 

Nha đam trị sẹo thâm từ thiên nhiên
Nha đam chính là một nguyên liệu làm đẹp cũng như giúp trị sẹo thâm từ thiên nhiên

Đặc biệt, nha đam có công dụng hiệu quả trong việc điều trị sẹo thâm. Độ pH của phần thịt nha đam gần giống với độ pH của da, nhờ đó mà có thể cân bằng ẩm trên da hiệu quả. Nha đam cũng làm các lỗ chân lông nhỏ lại, loại bỏ đi các vết sẹo thâm, cải thiện sắc tố da. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 lá nha đam. 

Cách thực hiện 

  • Rửa sạch lá nha đam, gọt bỏ phần vỏ xanh bên ngoài và cạo lấy lớp gel trong suốt phía bên trong ruột lá để ra một chiếc chén. 
  • Rửa sạch da rồi thoa đều gel nha đam lên bề mặt da có sẹo thâm. 
  • Massage nhẹ nhàng rồi để gel thấm thêm khoảng 10-20 phút. 
  • Rửa lại da với nước. 
  • Nên thực hiện mỗi tuần 3 lần phương pháp đắp nha đam này để da sáng mịn, sạch thâm. 

6. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng rau má

Rau má có chứa nhiều triterpenoids và một số dưỡng chất tốt khác nữa, có tác dụng hỗ trợ giải quyết các vấn đề trên da hiệu quả. Các hợp chất này ngăn chặn tình trạng các mô sẹo sản xuất lượng collagen lớn quá mức cần thiết, bổ sung chất chống oxy hóa cho da, giúp tái tạo làn da, làm mờ các vết sẹo thâm và giúp da khỏe mạnh, đàn hồi tốt hơn. 

Rau má trị sẹo thâm
Rau má tươi là một loại thảo dược giải độc, thanh nhiệt và trị thâm sẹo rất quen thuộc

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm rau má non và một số dụng cụ cần thiết như bông y tế, chén sạch. 

Cách thực hiện

  • Nhặt rau má, loại bỏ toàn bộ các lá già, có màu vàng úa, chỉ để lại những lá non và xanh. Sau đó rửa sạch với nước, loại bỏ hết bụi bẩn có trong rau rồi để ráo nước. 
  • Đem rau má đi giã hoặc xay nhuyễn, dùng vải mỏng lọc lấy nước cốt rau. 
  • Rửa sạch da với nước ấm để loại bỏ các bụi bẩn và vi khuẩn trên da, đồng thời giúp mở các lỗ chân lông để các dưỡng chất dễ dàng thẩm vào da hơn. 
  • Dùng bông đã chuẩn bị, thấm nước cốt rau má rồi chấm lên vùng da bị sẹo thâm mà bạn đang muốn điều trị, đồng thời dùng tay massage nhẹ nhàng vị trí sẹo. 
  • Nằm thư giãn khoảng 15 phút thì đem rửa sạch da với nước mát để đóng các lỗ chân lông lại. 
  • Vì rau má rất lành tính, vì vậy, nên sử dụng phương pháp này mỗi ngày trong khoảng 3 – 4 tuần để thấy những hiệu quả bất ngờ. 

7. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng chanh

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, lượng chất chống oxy hóa trong chanh có khả năng hoạt động mạnh mẽ hơn rất nhiều so với các loại nguyên liệu khác. Nhờ đó, chanh ngăn chặn quá trình lão hóa và giúp da sáng hơn, điều này đồng nghĩa với việc nó có khả năng làm mờ các vết thâm rất hiệu quả. 

Dùng chanh tươi để trị sẹo thâm
Chanh tươi giúp cung cấp lượng lớn Vitamin C giúp cho da trở nên trắng sáng nhanh chóng

Ngoài ra, trong chanh chứa lượng vitamin C lớn, thúc đẩy cơ thể sản xuất collagen giúp cho độ đàn hồi của da tốt hơn. Các vết sẹo và nếp nhăn cũng được kéo căng, da trở nên căng bóng, mịn màng hơn. 

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 thìa nước chanh nguyên chất, 1 thìa sữa chua không đường. 

Cách thực hiện 

  • Trộn đều nước chanh với sữa chua, tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. 
  • Đắp hỗn hợp này lên vị trí sẹo thâm trên da. Bạn cũng có thể đắp lên toàn mặt, toàn chân/tay như các loại mặt nạ thông thường. 
  • Giữ hỗn hợp trên da khoảng 20 phút rồi rửa lại với nước lạnh. 
  • Nên dùng mặt nạ chanh và sữa chua 3 lần mỗi tuần trước khi đi ngủ để trị sẹo thâm. 

Lưu ý: Chanh có lượng axit khá cao, vì vậy không nên lạm dụng. Chỉ nên đắp với tần suất và thời gian vừa đủ, tránh khiến da bị bào mòn.

8. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng giấm táo

Trong giấm táo có một lượng axit nhẹ, có thể giúp loại bỏ các bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết trên da an toàn. Nó cũng có chứa một lượng vitamin C vừa đủ, có thể giúp dưỡng ẩm và xóa mờ các vết thâm trên da.

Giấm táo
Trị sẹo thâm tự nhiên bằng giấm táo cũng là một phương thức quen thuộc của các chị em

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 2 – 3 thìa giấm táo

Cách thực hiện

  • Dùng bông y tế hoặc bông tẩy trang thoa nhẹ giấm táo lên da sạch, đồng thời, massage da nhẹ nhàng. 
  • Để giấm táo trên da thêm 20 phút thì rửa lại với nước sạch. 
  • Bạn có thể thực hiện phương pháp này đều đặn mỗi ngày, kiên trì sử dụng trong khoảng 3 – 4 tuần sẽ thấy được hiệu quả như mong muốn. 

9. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng gừng

Có thể bạn không biết, nhưng trong gừng chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và hoạt chất chống oxy hóa. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn, gừng còn có khả năng tẩy tế bào chết trên da, làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế sự phát triển nám, tàn nhang và đặc biệt có khả năng ngăn ngừa và làm mờ sẹo thâm hiệu quả. Có thể nói trị sẹo thâm bằng gừng là cách giúp cho làn da của bạn hết sức nhanh chóng.

Gừng giúp trị sẹo thâm hiệu quả
Giống như nghệ, gừng cũng có công năng giúp trị sẹo thâm rất hiệu quả

Bạn cần có 1 củ gừng tươi và nước cân bằng (toner – nước hoa hồng) 

Cách thực hiện

  • Rửa sạch gừng, cạo vỏ rồi cắt gừng thành những lát mỏng.
  • Lấy gừng miết nhẹ nhiều lần lên các vị trí da bị sẹo thâm để nước gừng thấm vào da.
  • Sau khoảng 10 phút thì rửa lại.
  • Vỗ nước hoa hồng lên da để dưỡng ẩm.
  • Nên thực hiện mỗi ngày để làm mờ sẹo nhanh chóng.

Lưu ý:

  • Gừng có tính nóng, vì vậy, sau khoảng 10 phút đắp gừng lên da bạn cần rửa sạch da để tránh tình trạng nóng rát da.
  • Ngoài ra, gừng không có chất dưỡng ẩm, vì vậy cần dưỡng ẩm cho da sau khi dùng gừng.

10. Trị sẹo thâm tự nhiên bằng trà xanh

Trà xanh chính là một loại thảo mộc rất giàu chất chống oxy hóa, có khả năng kháng viêm, trị mụn và xóa mờ sẹo thâm, chữa lành các vết thương trên da hiệu quả mà không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào. 

Nước trà xanh trị sẹo thâm trên da
Trà xanh có khả năng làm sạch sẹo thâm, đồng thời chống lão hóa cho da rất tốt

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 nắm lá trà xanh tươi 

Cách thực hiện

  • Rửa sạch trà xanh để loại bỏ bụi bẩn 
  • Cho vào một chiếc nồi sạch, đun 1 nắm trà xanh với 400 ml trong khoảng 30 phút. 
  • Sau đó để nước nguội, dùng nước trà xanh để rửa da hàng ngày. Nên rửa bằng tay, kết hợp massage toàn bộ khuôn mặt/vùng da có thâm sẹo, đặc biệt vùng da cần trị mụn. Mỗi lần rửa nên kéo dài khoảng 10 phút và không cần rửa lại bằng nước trắng. 
  • Nên rửa ít nhất 2 lần mỗi ngày với nước trà xanh để làm mờ các vết sẹo thâm trên da nhanh chóng và cải thiện các tình trạng không tốt trên da. 

Lưu ý

  • Cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện rửa mặt với nước trà xanh. 
  • Ngoài ra, bạn cũng cần bảo vệ da tránh khỏi ánh nắng trực tiếp. 

Trên đây là những công thức giúp bạn hết sẹo thâm nhanh chóng từ thiên nhiên. Hy vọng với những phương pháp trị thâm sẹo bằng tự nhiên này, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại làn da sạch thâm, mịn màng và trắng sáng.

Read More

Post Top Ad